Mưa
nhẹ nhẹ kèm theo cái lạnh se se của mùa đông xứ Huế nên không thể quét lá ở
khoảng sân trước chánh điện. Những chiếc lá rời cành, để trơ lại cành cây trong
không gian. Sau những giây phút mưa lạnh ngờ ngợ thì mặt trời cũng ló dạng.
Ảnh minh họa
Tôi tranh thủ đi quét khoảng sân mà giật mình nghe mùa xuân đang dần đến. Trong cái lạnh mùa đông, cứ tưởng tất cả cảnh vật khép mình ẩn lạnh đợi đến ngày vươn mình chào đón mùa xuân, ai dè cây mộc lại nở trắng hoa.
Ảnh minh họa
Tôi tranh thủ đi quét khoảng sân mà giật mình nghe mùa xuân đang dần đến. Trong cái lạnh mùa đông, cứ tưởng tất cả cảnh vật khép mình ẩn lạnh đợi đến ngày vươn mình chào đón mùa xuân, ai dè cây mộc lại nở trắng hoa.
Lạ lùng loài cây hoa tuy nhỏ thế mà hương lại thơm khiến lòng
người khó cưỡng lại. Không thơm kiểu nồng mà dịu dịu, lại thơm lâu, thơm dai.
Hoa màu trắng, nhỏ như sự khiêm tốn đến mức không còn hiện hữu giữa cuộc đời
thế mà lại được con người ta biết đến bởi hương thơm. Một chụm nhỏ hoa vừa nở
cũng đủ để chủ nhân nhận ra sự hiện diện của nó. Chính vì hương thơm đặc trưng
đó mà nó là một trong những thứ hoa quý dùng để ướp trà.
Hoa mộc nhỏ như cọng trà và thơm lâu...
Cái thú uống trà là được thưởng thức hương
trà xông lên mũi và vị đắng đọng lại ở cuống họng. Người ta thường hay ướp trà
với hoa sen, hoa sói, hoa lài và không thể thiếu hoa mộc. Hoa nhỏ như cọng trà
nhưng lại thơm lâu, thơm dịu khiến nó trở nên sang trọng khi dùng ướp trà.
Ở
chùa Huế, chùa nào cũng nhiều cây cảnh và trong số đó không thể thiếu đôi cây
mộc trước hiên chùa hay trước tháp Tổ. Nó ra hoa. Hiện diện của nó như thách
thức với thời tiết mùa đông mà cũng dường như còn cho con người một sự chuẩn bị
để đón chờ ngày xuân. Ôi, hoa nở rồi. Tôi đang tranh thủ ướp trà hoa mộc cho
ngày Tết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét