Cây hoa mộc là loại có dáng đẹp, hoa thơm có mùi hương quyến rũ. Cây hoa mộc được xem là loài hoa thanh lịch nên người ta thường trồng ở các vườn cảnh, trang trí nơi sân vườn, đặc biệt trong các đền chùa danh thắng cũng đều trồng hoa mộc.
Cây
hoa mộc ưa ẩm, hơi chịu bóng, là loại cây thân gỗ nhỏ cao 2 – 3,5 m,
phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu. Lá hoa mộc
nhỏ, có phiến thon, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, dầy không lông, mép có
răng nhọn nhỏ.
Hoa của cây hoa mộc ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa. Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt, nhưng ít khi thấy quả hoa mộc.
Cây hoa mộc chữa đau lưng:
Công dụng của cây hoa mộc cũng rất nhiều như hoa dùng để ướp trà uống rất thơm. Là loại cây giàu dược tính nên có thể sử dụng hoa, quả, rễ, vỏ thân của cây hoa mộc để làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh.
Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng. Còn quả hoa mộc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận, chữa đau dạ dày do hư hàn. Rễ cây hoa mộc thì có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng khử phong, chỉ thống, chữa phong tê thấp, đau gân cốt, đau lưng, thận hư, đau răng...
Nhiều tài liệu đông y khác cũng cho rằng, cây hoa mộc chữa được các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, ho, các bệnh răng miệng, hôi miệng, chữa bế kinh, đau bụng, làm thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc (hoa mộc nấu với dầu vừng làm dầu thơm) ...
Quả cây hoa mộc được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Vỏ thân cây hoa mộc nấu lấy nước uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp. Rễ cây hoa mộc làm thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng.
Để tiện sử dụng, sau đây xin giới thiệu một số phương chữa bệnh từ cây hoa mộc để cùng tham khảo và áp dụng.
* Chữa hôi miệng, đau răng. Dùng 2 – 3g hoa mộc sắc hoặc ngâm với rượu, lấy nước thuốc ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
* Chữa viêm họng, ho nhiều đờm. Dùng 2 – 3g hoa mộc đem hãm hay ngâm rượu hoặc sắc rồi uống hay ngậm và khò họng, ngày dùng 2 – 3 lần.
* Chữa loét miệng. Lấy 3 – 5 hoa mộc, phơi khô trong râm, tán thành bột mịn rồi lấy bột này rắc vào nơi miệng loét ngày vài lần sẽ khỏi.
* Chữa đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Dùng quả mộc 10 – 12g sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.
* Làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Lấy vỏ thân cây mộc sắc uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp, mỗi ngày dùng 10 – 12g.
* Chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Dùng rễ mộc tươi 25 – 50g, hoặc rễ khô 9 – 15g, tất cả sắc hoặc ngâm rượu uống.
* Chữa đau dạ dày. Lấy quả cây hoa mộc 6g, hương phụ 9g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Chữa đau răng. Rễ hoa mộc 9g, cúc hoa 15g, địa cốt bì 15g, tế tân 3g, sắc lấy nước ngậm và nuốt từ từ.
Hoặc: Hoa mộc 10g, vỏ cây đại 8g, lá nhãn 10g, lá lốt 8g, rượu trắng 150ml. Cho các vị thuốc vào rượu đun sôi kỹ, chắt lấy nước dùng bông chấm nước thuốc này đặt vào chỗ đau. Ngày 2 – 3 lần.
* Làm thuốc dưỡng tóc và thơm tóc. Dùng hoa mộc và dầu vừng nấu với nhau rồi dùng chải lên tóc.
* Chữa ho. Hoa mộc 5g, húng chanh 10g, cam thảo đất 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa bế kinh, đau bụng.
Hoa mộc 7g, luân kế 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa đau lưng. Rễ mộc 10g, cau trúc 15g, ngũ gia bì 8g, đỗ trọng 12g, cỏ xước 10g, rễ cây lá lốt 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 5 – 7 thang.
Hoa của cây hoa mộc ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa. Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt, nhưng ít khi thấy quả hoa mộc.
Cây hoa mộc chữa đau lưng:
Công dụng của cây hoa mộc cũng rất nhiều như hoa dùng để ướp trà uống rất thơm. Là loại cây giàu dược tính nên có thể sử dụng hoa, quả, rễ, vỏ thân của cây hoa mộc để làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh.
Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng. Còn quả hoa mộc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận, chữa đau dạ dày do hư hàn. Rễ cây hoa mộc thì có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng khử phong, chỉ thống, chữa phong tê thấp, đau gân cốt, đau lưng, thận hư, đau răng...
Nhiều tài liệu đông y khác cũng cho rằng, cây hoa mộc chữa được các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, ho, các bệnh răng miệng, hôi miệng, chữa bế kinh, đau bụng, làm thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc (hoa mộc nấu với dầu vừng làm dầu thơm) ...
Quả cây hoa mộc được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Vỏ thân cây hoa mộc nấu lấy nước uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp. Rễ cây hoa mộc làm thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng.
Để tiện sử dụng, sau đây xin giới thiệu một số phương chữa bệnh từ cây hoa mộc để cùng tham khảo và áp dụng.
* Chữa hôi miệng, đau răng. Dùng 2 – 3g hoa mộc sắc hoặc ngâm với rượu, lấy nước thuốc ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
* Chữa viêm họng, ho nhiều đờm. Dùng 2 – 3g hoa mộc đem hãm hay ngâm rượu hoặc sắc rồi uống hay ngậm và khò họng, ngày dùng 2 – 3 lần.
* Chữa loét miệng. Lấy 3 – 5 hoa mộc, phơi khô trong râm, tán thành bột mịn rồi lấy bột này rắc vào nơi miệng loét ngày vài lần sẽ khỏi.
* Chữa đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Dùng quả mộc 10 – 12g sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.
* Làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Lấy vỏ thân cây mộc sắc uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp, mỗi ngày dùng 10 – 12g.
* Chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Dùng rễ mộc tươi 25 – 50g, hoặc rễ khô 9 – 15g, tất cả sắc hoặc ngâm rượu uống.
* Chữa đau dạ dày. Lấy quả cây hoa mộc 6g, hương phụ 9g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Chữa đau răng. Rễ hoa mộc 9g, cúc hoa 15g, địa cốt bì 15g, tế tân 3g, sắc lấy nước ngậm và nuốt từ từ.
Hoặc: Hoa mộc 10g, vỏ cây đại 8g, lá nhãn 10g, lá lốt 8g, rượu trắng 150ml. Cho các vị thuốc vào rượu đun sôi kỹ, chắt lấy nước dùng bông chấm nước thuốc này đặt vào chỗ đau. Ngày 2 – 3 lần.
* Làm thuốc dưỡng tóc và thơm tóc. Dùng hoa mộc và dầu vừng nấu với nhau rồi dùng chải lên tóc.
* Chữa ho. Hoa mộc 5g, húng chanh 10g, cam thảo đất 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa bế kinh, đau bụng.
Hoa mộc 7g, luân kế 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa đau lưng. Rễ mộc 10g, cau trúc 15g, ngũ gia bì 8g, đỗ trọng 12g, cỏ xước 10g, rễ cây lá lốt 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 5 – 7 thang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét