Toàn thư trí tuệ về lạc thú cuộc sống của người Trung Hoa cổ đại.
Quan niệm về hoa mộc (Hoa và cây cỏ nói chung)
Giáo sư Hoàng Trác Việt và Giáo sư Đảng Thánh Nguyên
Người
Trung Quốc cổ đại có tình cảm thâm sâu và hết sức độc đáo đối với hoa
mộc. Điều này được thể hiện rõ nhất qua cách gọi tên dân tộc mình: Hoa
Hạ. (Trong tiến Trung, có hai chữ Hoa, một chữ Hoa có bộ thảo đầu và một
Hoa không có bộ thảo, nhưng nghĩa như nhau đều chỉ Hoa nói chung). Hạ
có nghĩa là to, lớn. Từ ý nghĩa này mà xét, cái gọi là Hoa Hạ, tức là
Hoa lớn, Hoa đẹp, Hoa có sắc thái.
Theo ghi chép trong sử sách, Thần Nông nếm thử trăm loài thảo mộc, từ đó mở ra nguồn thực vật, dược phẩm vô cùng phong phú cho dân tộc Hoa Hạ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Hoa Hạ phát hiện ra mối quan hệ mật thiết giữa con người và thảo mộc, hoa cỏ. Sự thiết yếu trong mối quan hệ này, tạo ra lòng ái mộ, tôn sùng của người Hoa Hạ đối với thảo mộc. Dần dần, kết tụ, ngưng đọng trở thành một thứ “tôtem” cắm rễ sâu vào trong tình thần Hoa Hạ. Chính danh xưng Hoa Hạ thể hiện rõ sự sùng bái này.
Nhận thức về thảo mộc của cổ nhân thể hiện rõ trong Kinh Thi. Có người thống kê, chỉ trong Kinh Thi, có đến 154 chủng loại hoa mộc.
Mối thâm tình giữa dân tộc Hoa Hạ và Hoa mộc có đặc trưng riêng. Cổ nhân phân loại thực vật không tỉ mỉ như Phương Tây. Nếu như Phương Tây phân thảo mộc làm: Môn, cương, mục, Khoa, thuộc, chủng thì cổ nhân Hoa Hạ phân loại khá đơn giản làm bốn loại: Dược, Thảo ( Bảo gồm Cốc), quả, Mộc. Trong đó, ba loại đầu lại cỏ thể tổng quy về thuộc loại “Hoa”. Như vậy, cổ nhân thâu tóm toàn bộ thế giới thực vật vào trong hai loại lớn là Hoa và Mộc. Bốn loại này thực hiện hai chức năng cơ bản là mang tính thực dụng và sự quan sát thưởng thức. Thực dụng bao gồm tế lễ, thực phẩm và dùng làm thuốc. Thưởng thức gồm nhìn ngắm, thưởng thức và so sánh đức độ, thể hiện ý chí.
Dưới sự nhìn nhận của cổ nhân, tất cả Hoa Mộc, kể cả hoa mộc có độc tố đều có thể sử dụng làm thức ăn hoặc làm thuốc. Tương Truyền, Thần Nông soạn “Thảo mộc kinh”, sau đó các văn nhân đại phu đời sau bổ sung, hoàn thiện và đến Lý Thời Trân đời Minh đã cụ thể hoá, hoàn thiện thêm một bước, ghi lại toàn bộ kinh nghiệm và tri thức về Hoa Mộc trong cuốn Bản Thảo Cương mục. Từ đây Hoa mộc được phân rõ đăc tính, loại nào có thể dùng làm thức ăn, loại nào có thể làm thuốc phòng, trị bệnh. Nó mang lại cho cuộc sống một phương thức sống độc đáo, đồng thời mang lại cho thế giới một phương thức trị bệnh độc nhất vô nhị, gọi là Trung Y học. Trong tế lễ, tính thực dụng của hoa mộc có một sự chuyển biến. Lễ Ký ghi: “Chư hầu chấp huân, đại phu chấp Lan”( Khi tế lễ Chư hầu cầm huân ( cỏ thơm), đại phu cầm Lan (hoa lan); lại nói “Ngũ nguyệt sức lan, vi mộc dục dã” ( tháng năm giữ Lan, tăm gội sạch sẽ); lại nói “Trọng hạ chi nguệt, dĩ hàm đạo ( anh đào, cũng gọi Chu đào) tiên tiến tẩm miếu” ( Tháng thứ hai của mùa hạ, lấy hoa đào còn ngậm, cúng tiến đầu tiên vào tẩm miếu). Hương thơm của Lan thảo và màu hồng như ngọc mã não của anh đào, vốn là thức ăn và con người dùng để ngửi, nhưng khi dùng để tế lễ thì tính thực dụng của hoa và quả đã hoá thành sự tôn kính với xã tắc và tổ tông. Quan hệ mất thiết giữa Lan và Anh đào, được cổ nhân hợp nhất nhị vị nhất thể, tôn sùng vẻ đẹp, mỹ vị, hương khí của anh đào, hoa lan, thể hiện một phương diện quan niệm hoa mộc của cổ nhân. Thời thịnh Đường, Huyền Tông Hoàng đế dùng Anh đào tế lễ tông miếu, sau đó cùng quần thần thưởng hoa, làm thơ. Hoa mộc không chỉ được sử dụng tế lễ trong hoàng thất mà còn được dân gian sử dụng làm vật phẩm tế trời trời đất và thần tiên.
Thưởng thức hoa mộc trong cuộc sống của cổ nhân còn thể hiện là một phương thức cảm ngộ sinh mệnh mang phong cách đặc biệt người Hoa Hạ.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo gia về hoà hợp tự nhiêu (Bao gồm Hoàng đế, Lão Tử, Trang Tử), từ trong tiềm thức, cổ nhân không bao giờ coi Hoa mộc là vật tự nhiên bên ngoài, tách khỏi đời sống con người mà đều coi hoa mộc, có sinh mệnh sống như sinh mệnh của con người. Cổ nhân cho rằng trong vũ trụ có ba loại sinh vật sống: người, cầm thú và hoa mộc. Ba loại này không có sự phân biệt về đẳng cấp, chúng đều là sản vật của thiên và địa, chỉ phần biệt ở chỗ : nhân thuận sinh, thảo mộc đảo sinh, cầm thú hoằng sinh; Động vật vốn tru thiên, vì vậy đầu thuận thiên mà hít khí trời, thực vật tru địa, vì vậy mà gốc thuận địa lấy nước sinh trưởng, thăng cao. Cho nên động vật lấy khí ở trời mà tìm sự chống đỡ ở đất, thực vật lấy nước ở địa mà lấy khí trời làm sinh dưỡng. Như vậy, về hình thức sinh mệnh, tính quy định về bản chất của hoa mộc và động vật là nhất trí. Vì vậy, động vật có bốn hình thức sinh sản: đài sinh ( sinh sản bằng bào thai), noãn sinh( trứng), ẩm sinh và hoá sinh, thì hoa mộc cũng như vậy. Họ thấy rằng, loài có thể cắm mà sống được như dương liễu, thuộc đài sinh, loài lấy quả mà sản sinh như Đào Lý, là noãn sinh; hoa sen là ẩm sinh, Linh chi là hoá sinh. Thậm chí cổ nhân còn cho rằng hoa mộc cũng có tri thức và khả năng như con người ( hữu tri hữu năng). Một kỳ thuyết về lá cây của người Long Tuyên - Triết Giang đời Nguyên kể như sau: Một người hỏi hoa mộc, tử viết: Vật cố hữu tri hô? Viết hữu chi? Tri hồ tri, bất tri hồ bất tri. Vật hữu năng hồ? Viết hữu chi?. Năng hồ năng, bất năng hồ bất năng. Vật hữu tri nhi bất năng, năng nhi bất tri giả hồ? Viết hữu chi? ( tạm dịch một người hỏi hoa mộc, tử viết: Vật cố định có tri ( tri thức) sao? viết: có. Tri thì phải tri, bất tri thì phải bất tri. Vật cố định có năng sao ( năng: khả năng) ?Viết : có. Năng thì phải năng, bất năng thì phải bất năng. Vật cố định có tri mà bất năng, năng mà bất tri sao? Viết: có.” Lý giải điểm này, chúng ta có thể thông tỏ tiên hoa, cây thần trong rất nhiều thư tịch cổ đại Trung Hoa như : sưu thần ký, truyền kỳ đời Đường, Tây du ký, Liêu trai chí dị. Họ tuyệt đối không phải là văn nhân đại phu lấy hoa mộc làm phường tiện để tỏ thái độ trêu ghẹo nhân sinh, làm trò cười cho nhân sinh mà là họ thực sự nghiêm túc xem hoa mộc giống như người có sinh linh bình thường.
Cổ nhân phong tặng các loại hoa mộc những đắc tính của con ngươi như: Lan Quân Tử, Tùng La Hán, Tiêu mỹ nhân (Tiêu là chuối) Trúc Tương Phi …( Trúc đốm: ( Tường truyền Vua Thuấn đi tuần ở Thương Ngô bị chết, hai vợ vua Thuấn thương chồng than khóc ở khoảng giữa Trường Giang và Tương Giang nước mắt vẩy lên cây trúc, từ đó ra trúc có đốm) . Từ danh xưng được nhân cách hoá này, có thể thấy được mức độ thân thiết của mối tương liên giữa con người và hoa mộc.
Càng ngạc nhiên hơn nữa là, cổ nhân tin tưởng một cách thâm sâu rằng, có một số loại hoa mộc chính là do con người biến hoá thành. Thành đô ký nói: Hoàng đế chết, hồn hoá thành chim, tên Đỗ Quyên, có sách viết Tử Quy. Tử Quy khóc ra máu, hoá thành Hoa Đỗ Quyên. Lý Bạch có thơ rằng: Thục Quốc tăng vấn Tử Quyên điểu, Tuyên Thành hài kiến Đỗ Quyên Hoa; Nhất khiếu nhất hồi trường nhất đoạn; Tam xuân tam nguyện ức tam ba( dịch nghĩa: Nước Thục đã từng nghe chim Tử Quyên; Tuyên Thành còn nhìn thấy Hoa Đỗ Quyên, mỗi tiếng kêu đứt một khúc ruột, ba xuân ba nguyệt thì ba lần hồi ức trông mong ba lần). Đặc biết, quý phái nổi tiếng nhất là bạch diệp Hoa Thuỷ Tiên. Theo truyền thuyết Hoa Thuỷ Tiên là tên của một đôi trai gái ở khu vực Phúc Kiến thời viễn cổ . Vì họ muốn dẫn nước ở hồ nước Bạch Hạc Lĩnh vào sơn thôn của mình, nhưng bị nước cuốn trôi. Tính mệnh và linh hồn của họ biến thành tinh linh của Hoa Thuỷ Tiên. Truyền thuyết kể Tạ Công từng mơ thấy Tiên nữ tặng một bó Thuỷ Tiên, sớm hôm sau, vợ ông sinh một cô con gái, lớn lên thông minh, giỏi thơ ca. Còn có người nói, có một phụ nữ họ Diêu mơ thấy Quan Hoàng xuống đất, hoá làm Thuỷ Tiên, khi tỉnh dậy sinh ra một cô con gái, vì thế về sau Hoa Thuỷ Tiên còn có tên là Tạ nữ hoa và Diêu nữ hoa. Liên quan đến truyền thuyết về Hoa Thuỷ Tiên thì còn rất nhiều, nhưng bất luận là Hoa biến thành người hay người biến thành hoa, đều khéo léo thể hiện một chủ đề, tức là cổ nhân cho rằng sinh mệnh của người và hoa là tương thông, trên thân thể của hoa, ngụ ý gửi gắm tinh linh của con người. Chính vì vậy Đường Huyền Tông tặng Quắc Quốc phu nhân 20 bồn Thuỷ Tiên, tượng trưng cho hai mươi mỹ nữ. Về sau, trong thơ ca của các thời đại đều tôn sùng hoa Thuỷ Tiên, có người coi hoa Thuỷ Tiên là một vị ngọc cốt băng cơ, hoặc Tuyệt đại giai nhân…
Vì hoa là người, người là hoa, nên các văn nhân sỹ đại phu luôn có tình cảm đặc biệt sâu đậm đối với Hoa mộc. Tuy khi nhập thế, đóng vai trò một ông quan, lạc vào bụi trần nhưng khi có điều kiện trở về với điền viên, trở về với hoài bão tự nhiên, lại xuất hiện một loại cảm giác an toàn và hoan lạc khi quay trở lại cố hương. Đào uyên Minh, vừa nghĩ đến “tùng cúc” trong vườn nhà mình, tình cảm tự nhiên lại trào dâng. Khi ông nhìn thấy cổng lớn đồng thời xuyên qua hành rào thấy hoa mộc tự tay mình trồng, tình cảm trào dâng, vừa hoan lạc vừa chạy, phủ phúc xuống dưới hoa. Trong cuộc sống của văn nhân sỹ đại phu, ăn có thể không có thịt, đi có thể không có xe, ngủ có thể không chiếu, nhưng không thể thiếu hoa mộc làm bạn. Trúc là bạn tốt của Đỗ Phủ, Tô Thức, Trịnh Bản Kiều, hoa sen là người bạn quý của Chu Đôn Di, Dương Vạn Lý, mẫu đơn là của Lý Bạch. Càng làm người ta kinh ngạc hơn nữa, khi Trúc, Sen và Mẫu đớn được gọi kép với từ Tích (đam mê) : “Trúc tích”(mê trúc), Liên tích( mê sen),” Mẫu đơn tích” (mê mẫu đơn) ( tích còn có một âm Hán Vịêt khác là Phích)
Từ thời Tam Hoàn ngũ đế, cổ nhân có một tín điều nhắc nhở con người, tức là phản đối Chơi vật mất chí ( mải chơi mà mất ý chí). Tín điều này đã trở thành thâm căn cố đế, được các bậc đại nhân trị gia dạy bảo con cháu.. Nhưng trong quá trình thưởng ngoạn và chăm sóc hoa mộc, người ta không chú ý đến chơi hay không chơi hoa mộc, “mất chí” hay không “mất chí”. Ngược lại, trong quá trình tương giao với hoa mộc, họ thu được những khoái cảm mà ngôn ngữ không thể diễn đạt đươc. Tại sao vậy? Bởi vì họ đối xử với hoa mộc như một người có sinh mệnh, đối đãi như bạn hữu, vì vậy mới có cách nói Tuế hàn tam hữu (Tùng, trúc, mai); Hoa trung tứ quân tử (Mai, lan, trúc, cúc); Hoa trung thập nhị sư ( Mẫu đơn, hoa lan, hoa mai, hoa cúc, hoa quế, hoa sen, thược dược, Hải đường, Thuỷ tiên, mai vàng, đỗ quyên, ngọc lan), Hoa trung thập nhị hữu ( mười hai loài hoa là bạn hữu): Châu Lan, hoa nhài, Thuỵ Hương, Tử vi, sơn trà, Bích đào, hoa hồng, đinh hương, hoa đào, hoa mơ, thạch lựu, nguyệt lý), Hoa trung thập nhị tỳ (mười hai loài hoa đầy tớ (nô tỳ): (Phụng tiên, Tường vi, Hoa Lê, Hoa lý, mộc hương, phù dung, Lan cúc , dành dành , Tú cầu, anh túc , Thu hải đường, dạ lai hương) . Hoa vương hoa tướng (Mẫu đơn và thược dược)…Cách nói trên đều thể hiễn rõ quan niệm Lấy hoa ví người, lấy người ví hoa, coi hoa là người, coi người là hoa”.
Trong quan niệm này, cổ nhân thường thường đem giá trị bản thân mình, khuynh hướng của mình gửi gắm, hoặc cường điệu trên thân thể hoa mộc. Họ cho rằng, có loại hoa : cổ hương tự dị, quốc sắc vô song, đối với loài hoa cốt trọng hương thanh, ý viễn sâu đậm thì được kính trọng, loài hoa phong lưu, thanh bần thì vừa có thể kết thần hài hoà vừa có thể kết làm bằng hữu….vì vậy cổ nhân phân hoa làm các đẳng cấp : Đế vương, Tể tướng, quân tử, sư trưởng, bằng hữu, bộc nhân. Toàn bộ nội hàm của hoa mộc được nhân cách hoá. Từ đó có thể thấy, cổ nhân còn muốn thiết kế ra một cơ cấu quản lý, phân rõ đẳng cấp, làm cho thế giới hoa mộc giống như thế giới của con người, coi hoa mộc và con người là như nhau, đều chịu sự câu thúc, quản lý của thần tiên và thượng đế. Từ đó có thể thấy, hoa mộc cũng tuân theo định mức sinh trưởng, co tuổi thọ quy định rõ ràng như con người, hoặc trước hoặc sau, đến kỳ phải trở về với đất mẹ.
Như vậy, quan niệm đẳng cấp của nho gia và quan niệm vạn vật có sinh mệnh của đạo gia là tư tưởng tảng nền, quán xuyến toàn bộ quan niệm về hoa mộc của cổ nhân, tạo nên sự tương thông, rung hợp giữa con người và hoa mộc. Mặc dù sau này các văn nhân sỹ đại phu có ảnh hưởng của phật giáo, tạo thành tam vị nhất thể, thuỷ nhữ cộng thông, nhưng ảnh hưởng chủ yếu vẫn là nho và đạo. Cảm ngộ và linh tính trong hoa mộc đều xuất phát từ quan niệm của nho và đạo rồi lại hồi quy trở về quỹ đạo của nho và đạo.. Vương Duy và bạch cư dị là hai phần tử trí thức ảnh hưởng sâu sắc của phật giáo nhưng hứng thú lộ diện ra trong thể nghiệm và thưởng thức hoa mộc thỉ chủ yếu từ nho và đạo.
Tóm lại, bất kể là tính thức dụng hay thưởng thức hoa mộc, cổ nhân đều đưa cái “tôi” dung hợp vào trong hoa mộc. Khi hoa mộc dùng làm đồ ăn thức uống trong cuộc sống thì hoa mộc trực tiếp hoá nhập vào bộ phận cơ thể con người ( thuốc bắc), vậy mà khi quan sát thưởng thức, con người lại chuyển hoá vào hoa mộc, tức là trong hoa mộc nhìn thấy khí chất tinh thần và hình ảnh của bản thân. Mà trong quá trình trồng hoa mộc lại là quá trình thực hiện chí tình, hứng thú của mình. Như vậy, tâm lý trong quá trình chơi hoa mộc, đã hoàn thành hoạt động sinh mệnh của mình.
Thảo Phương – Mai Mẫu
Theo ghi chép trong sử sách, Thần Nông nếm thử trăm loài thảo mộc, từ đó mở ra nguồn thực vật, dược phẩm vô cùng phong phú cho dân tộc Hoa Hạ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Hoa Hạ phát hiện ra mối quan hệ mật thiết giữa con người và thảo mộc, hoa cỏ. Sự thiết yếu trong mối quan hệ này, tạo ra lòng ái mộ, tôn sùng của người Hoa Hạ đối với thảo mộc. Dần dần, kết tụ, ngưng đọng trở thành một thứ “tôtem” cắm rễ sâu vào trong tình thần Hoa Hạ. Chính danh xưng Hoa Hạ thể hiện rõ sự sùng bái này.
Nhận thức về thảo mộc của cổ nhân thể hiện rõ trong Kinh Thi. Có người thống kê, chỉ trong Kinh Thi, có đến 154 chủng loại hoa mộc.
Mối thâm tình giữa dân tộc Hoa Hạ và Hoa mộc có đặc trưng riêng. Cổ nhân phân loại thực vật không tỉ mỉ như Phương Tây. Nếu như Phương Tây phân thảo mộc làm: Môn, cương, mục, Khoa, thuộc, chủng thì cổ nhân Hoa Hạ phân loại khá đơn giản làm bốn loại: Dược, Thảo ( Bảo gồm Cốc), quả, Mộc. Trong đó, ba loại đầu lại cỏ thể tổng quy về thuộc loại “Hoa”. Như vậy, cổ nhân thâu tóm toàn bộ thế giới thực vật vào trong hai loại lớn là Hoa và Mộc. Bốn loại này thực hiện hai chức năng cơ bản là mang tính thực dụng và sự quan sát thưởng thức. Thực dụng bao gồm tế lễ, thực phẩm và dùng làm thuốc. Thưởng thức gồm nhìn ngắm, thưởng thức và so sánh đức độ, thể hiện ý chí.
Dưới sự nhìn nhận của cổ nhân, tất cả Hoa Mộc, kể cả hoa mộc có độc tố đều có thể sử dụng làm thức ăn hoặc làm thuốc. Tương Truyền, Thần Nông soạn “Thảo mộc kinh”, sau đó các văn nhân đại phu đời sau bổ sung, hoàn thiện và đến Lý Thời Trân đời Minh đã cụ thể hoá, hoàn thiện thêm một bước, ghi lại toàn bộ kinh nghiệm và tri thức về Hoa Mộc trong cuốn Bản Thảo Cương mục. Từ đây Hoa mộc được phân rõ đăc tính, loại nào có thể dùng làm thức ăn, loại nào có thể làm thuốc phòng, trị bệnh. Nó mang lại cho cuộc sống một phương thức sống độc đáo, đồng thời mang lại cho thế giới một phương thức trị bệnh độc nhất vô nhị, gọi là Trung Y học. Trong tế lễ, tính thực dụng của hoa mộc có một sự chuyển biến. Lễ Ký ghi: “Chư hầu chấp huân, đại phu chấp Lan”( Khi tế lễ Chư hầu cầm huân ( cỏ thơm), đại phu cầm Lan (hoa lan); lại nói “Ngũ nguyệt sức lan, vi mộc dục dã” ( tháng năm giữ Lan, tăm gội sạch sẽ); lại nói “Trọng hạ chi nguệt, dĩ hàm đạo ( anh đào, cũng gọi Chu đào) tiên tiến tẩm miếu” ( Tháng thứ hai của mùa hạ, lấy hoa đào còn ngậm, cúng tiến đầu tiên vào tẩm miếu). Hương thơm của Lan thảo và màu hồng như ngọc mã não của anh đào, vốn là thức ăn và con người dùng để ngửi, nhưng khi dùng để tế lễ thì tính thực dụng của hoa và quả đã hoá thành sự tôn kính với xã tắc và tổ tông. Quan hệ mất thiết giữa Lan và Anh đào, được cổ nhân hợp nhất nhị vị nhất thể, tôn sùng vẻ đẹp, mỹ vị, hương khí của anh đào, hoa lan, thể hiện một phương diện quan niệm hoa mộc của cổ nhân. Thời thịnh Đường, Huyền Tông Hoàng đế dùng Anh đào tế lễ tông miếu, sau đó cùng quần thần thưởng hoa, làm thơ. Hoa mộc không chỉ được sử dụng tế lễ trong hoàng thất mà còn được dân gian sử dụng làm vật phẩm tế trời trời đất và thần tiên.
Thưởng thức hoa mộc trong cuộc sống của cổ nhân còn thể hiện là một phương thức cảm ngộ sinh mệnh mang phong cách đặc biệt người Hoa Hạ.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo gia về hoà hợp tự nhiêu (Bao gồm Hoàng đế, Lão Tử, Trang Tử), từ trong tiềm thức, cổ nhân không bao giờ coi Hoa mộc là vật tự nhiên bên ngoài, tách khỏi đời sống con người mà đều coi hoa mộc, có sinh mệnh sống như sinh mệnh của con người. Cổ nhân cho rằng trong vũ trụ có ba loại sinh vật sống: người, cầm thú và hoa mộc. Ba loại này không có sự phân biệt về đẳng cấp, chúng đều là sản vật của thiên và địa, chỉ phần biệt ở chỗ : nhân thuận sinh, thảo mộc đảo sinh, cầm thú hoằng sinh; Động vật vốn tru thiên, vì vậy đầu thuận thiên mà hít khí trời, thực vật tru địa, vì vậy mà gốc thuận địa lấy nước sinh trưởng, thăng cao. Cho nên động vật lấy khí ở trời mà tìm sự chống đỡ ở đất, thực vật lấy nước ở địa mà lấy khí trời làm sinh dưỡng. Như vậy, về hình thức sinh mệnh, tính quy định về bản chất của hoa mộc và động vật là nhất trí. Vì vậy, động vật có bốn hình thức sinh sản: đài sinh ( sinh sản bằng bào thai), noãn sinh( trứng), ẩm sinh và hoá sinh, thì hoa mộc cũng như vậy. Họ thấy rằng, loài có thể cắm mà sống được như dương liễu, thuộc đài sinh, loài lấy quả mà sản sinh như Đào Lý, là noãn sinh; hoa sen là ẩm sinh, Linh chi là hoá sinh. Thậm chí cổ nhân còn cho rằng hoa mộc cũng có tri thức và khả năng như con người ( hữu tri hữu năng). Một kỳ thuyết về lá cây của người Long Tuyên - Triết Giang đời Nguyên kể như sau: Một người hỏi hoa mộc, tử viết: Vật cố hữu tri hô? Viết hữu chi? Tri hồ tri, bất tri hồ bất tri. Vật hữu năng hồ? Viết hữu chi?. Năng hồ năng, bất năng hồ bất năng. Vật hữu tri nhi bất năng, năng nhi bất tri giả hồ? Viết hữu chi? ( tạm dịch một người hỏi hoa mộc, tử viết: Vật cố định có tri ( tri thức) sao? viết: có. Tri thì phải tri, bất tri thì phải bất tri. Vật cố định có năng sao ( năng: khả năng) ?Viết : có. Năng thì phải năng, bất năng thì phải bất năng. Vật cố định có tri mà bất năng, năng mà bất tri sao? Viết: có.” Lý giải điểm này, chúng ta có thể thông tỏ tiên hoa, cây thần trong rất nhiều thư tịch cổ đại Trung Hoa như : sưu thần ký, truyền kỳ đời Đường, Tây du ký, Liêu trai chí dị. Họ tuyệt đối không phải là văn nhân đại phu lấy hoa mộc làm phường tiện để tỏ thái độ trêu ghẹo nhân sinh, làm trò cười cho nhân sinh mà là họ thực sự nghiêm túc xem hoa mộc giống như người có sinh linh bình thường.
Cổ nhân phong tặng các loại hoa mộc những đắc tính của con ngươi như: Lan Quân Tử, Tùng La Hán, Tiêu mỹ nhân (Tiêu là chuối) Trúc Tương Phi …( Trúc đốm: ( Tường truyền Vua Thuấn đi tuần ở Thương Ngô bị chết, hai vợ vua Thuấn thương chồng than khóc ở khoảng giữa Trường Giang và Tương Giang nước mắt vẩy lên cây trúc, từ đó ra trúc có đốm) . Từ danh xưng được nhân cách hoá này, có thể thấy được mức độ thân thiết của mối tương liên giữa con người và hoa mộc.
Càng ngạc nhiên hơn nữa là, cổ nhân tin tưởng một cách thâm sâu rằng, có một số loại hoa mộc chính là do con người biến hoá thành. Thành đô ký nói: Hoàng đế chết, hồn hoá thành chim, tên Đỗ Quyên, có sách viết Tử Quy. Tử Quy khóc ra máu, hoá thành Hoa Đỗ Quyên. Lý Bạch có thơ rằng: Thục Quốc tăng vấn Tử Quyên điểu, Tuyên Thành hài kiến Đỗ Quyên Hoa; Nhất khiếu nhất hồi trường nhất đoạn; Tam xuân tam nguyện ức tam ba( dịch nghĩa: Nước Thục đã từng nghe chim Tử Quyên; Tuyên Thành còn nhìn thấy Hoa Đỗ Quyên, mỗi tiếng kêu đứt một khúc ruột, ba xuân ba nguyệt thì ba lần hồi ức trông mong ba lần). Đặc biết, quý phái nổi tiếng nhất là bạch diệp Hoa Thuỷ Tiên. Theo truyền thuyết Hoa Thuỷ Tiên là tên của một đôi trai gái ở khu vực Phúc Kiến thời viễn cổ . Vì họ muốn dẫn nước ở hồ nước Bạch Hạc Lĩnh vào sơn thôn của mình, nhưng bị nước cuốn trôi. Tính mệnh và linh hồn của họ biến thành tinh linh của Hoa Thuỷ Tiên. Truyền thuyết kể Tạ Công từng mơ thấy Tiên nữ tặng một bó Thuỷ Tiên, sớm hôm sau, vợ ông sinh một cô con gái, lớn lên thông minh, giỏi thơ ca. Còn có người nói, có một phụ nữ họ Diêu mơ thấy Quan Hoàng xuống đất, hoá làm Thuỷ Tiên, khi tỉnh dậy sinh ra một cô con gái, vì thế về sau Hoa Thuỷ Tiên còn có tên là Tạ nữ hoa và Diêu nữ hoa. Liên quan đến truyền thuyết về Hoa Thuỷ Tiên thì còn rất nhiều, nhưng bất luận là Hoa biến thành người hay người biến thành hoa, đều khéo léo thể hiện một chủ đề, tức là cổ nhân cho rằng sinh mệnh của người và hoa là tương thông, trên thân thể của hoa, ngụ ý gửi gắm tinh linh của con người. Chính vì vậy Đường Huyền Tông tặng Quắc Quốc phu nhân 20 bồn Thuỷ Tiên, tượng trưng cho hai mươi mỹ nữ. Về sau, trong thơ ca của các thời đại đều tôn sùng hoa Thuỷ Tiên, có người coi hoa Thuỷ Tiên là một vị ngọc cốt băng cơ, hoặc Tuyệt đại giai nhân…
Vì hoa là người, người là hoa, nên các văn nhân sỹ đại phu luôn có tình cảm đặc biệt sâu đậm đối với Hoa mộc. Tuy khi nhập thế, đóng vai trò một ông quan, lạc vào bụi trần nhưng khi có điều kiện trở về với điền viên, trở về với hoài bão tự nhiên, lại xuất hiện một loại cảm giác an toàn và hoan lạc khi quay trở lại cố hương. Đào uyên Minh, vừa nghĩ đến “tùng cúc” trong vườn nhà mình, tình cảm tự nhiên lại trào dâng. Khi ông nhìn thấy cổng lớn đồng thời xuyên qua hành rào thấy hoa mộc tự tay mình trồng, tình cảm trào dâng, vừa hoan lạc vừa chạy, phủ phúc xuống dưới hoa. Trong cuộc sống của văn nhân sỹ đại phu, ăn có thể không có thịt, đi có thể không có xe, ngủ có thể không chiếu, nhưng không thể thiếu hoa mộc làm bạn. Trúc là bạn tốt của Đỗ Phủ, Tô Thức, Trịnh Bản Kiều, hoa sen là người bạn quý của Chu Đôn Di, Dương Vạn Lý, mẫu đơn là của Lý Bạch. Càng làm người ta kinh ngạc hơn nữa, khi Trúc, Sen và Mẫu đớn được gọi kép với từ Tích (đam mê) : “Trúc tích”(mê trúc), Liên tích( mê sen),” Mẫu đơn tích” (mê mẫu đơn) ( tích còn có một âm Hán Vịêt khác là Phích)
Từ thời Tam Hoàn ngũ đế, cổ nhân có một tín điều nhắc nhở con người, tức là phản đối Chơi vật mất chí ( mải chơi mà mất ý chí). Tín điều này đã trở thành thâm căn cố đế, được các bậc đại nhân trị gia dạy bảo con cháu.. Nhưng trong quá trình thưởng ngoạn và chăm sóc hoa mộc, người ta không chú ý đến chơi hay không chơi hoa mộc, “mất chí” hay không “mất chí”. Ngược lại, trong quá trình tương giao với hoa mộc, họ thu được những khoái cảm mà ngôn ngữ không thể diễn đạt đươc. Tại sao vậy? Bởi vì họ đối xử với hoa mộc như một người có sinh mệnh, đối đãi như bạn hữu, vì vậy mới có cách nói Tuế hàn tam hữu (Tùng, trúc, mai); Hoa trung tứ quân tử (Mai, lan, trúc, cúc); Hoa trung thập nhị sư ( Mẫu đơn, hoa lan, hoa mai, hoa cúc, hoa quế, hoa sen, thược dược, Hải đường, Thuỷ tiên, mai vàng, đỗ quyên, ngọc lan), Hoa trung thập nhị hữu ( mười hai loài hoa là bạn hữu): Châu Lan, hoa nhài, Thuỵ Hương, Tử vi, sơn trà, Bích đào, hoa hồng, đinh hương, hoa đào, hoa mơ, thạch lựu, nguyệt lý), Hoa trung thập nhị tỳ (mười hai loài hoa đầy tớ (nô tỳ): (Phụng tiên, Tường vi, Hoa Lê, Hoa lý, mộc hương, phù dung, Lan cúc , dành dành , Tú cầu, anh túc , Thu hải đường, dạ lai hương) . Hoa vương hoa tướng (Mẫu đơn và thược dược)…Cách nói trên đều thể hiễn rõ quan niệm Lấy hoa ví người, lấy người ví hoa, coi hoa là người, coi người là hoa”.
Trong quan niệm này, cổ nhân thường thường đem giá trị bản thân mình, khuynh hướng của mình gửi gắm, hoặc cường điệu trên thân thể hoa mộc. Họ cho rằng, có loại hoa : cổ hương tự dị, quốc sắc vô song, đối với loài hoa cốt trọng hương thanh, ý viễn sâu đậm thì được kính trọng, loài hoa phong lưu, thanh bần thì vừa có thể kết thần hài hoà vừa có thể kết làm bằng hữu….vì vậy cổ nhân phân hoa làm các đẳng cấp : Đế vương, Tể tướng, quân tử, sư trưởng, bằng hữu, bộc nhân. Toàn bộ nội hàm của hoa mộc được nhân cách hoá. Từ đó có thể thấy, cổ nhân còn muốn thiết kế ra một cơ cấu quản lý, phân rõ đẳng cấp, làm cho thế giới hoa mộc giống như thế giới của con người, coi hoa mộc và con người là như nhau, đều chịu sự câu thúc, quản lý của thần tiên và thượng đế. Từ đó có thể thấy, hoa mộc cũng tuân theo định mức sinh trưởng, co tuổi thọ quy định rõ ràng như con người, hoặc trước hoặc sau, đến kỳ phải trở về với đất mẹ.
Như vậy, quan niệm đẳng cấp của nho gia và quan niệm vạn vật có sinh mệnh của đạo gia là tư tưởng tảng nền, quán xuyến toàn bộ quan niệm về hoa mộc của cổ nhân, tạo nên sự tương thông, rung hợp giữa con người và hoa mộc. Mặc dù sau này các văn nhân sỹ đại phu có ảnh hưởng của phật giáo, tạo thành tam vị nhất thể, thuỷ nhữ cộng thông, nhưng ảnh hưởng chủ yếu vẫn là nho và đạo. Cảm ngộ và linh tính trong hoa mộc đều xuất phát từ quan niệm của nho và đạo rồi lại hồi quy trở về quỹ đạo của nho và đạo.. Vương Duy và bạch cư dị là hai phần tử trí thức ảnh hưởng sâu sắc của phật giáo nhưng hứng thú lộ diện ra trong thể nghiệm và thưởng thức hoa mộc thỉ chủ yếu từ nho và đạo.
Tóm lại, bất kể là tính thức dụng hay thưởng thức hoa mộc, cổ nhân đều đưa cái “tôi” dung hợp vào trong hoa mộc. Khi hoa mộc dùng làm đồ ăn thức uống trong cuộc sống thì hoa mộc trực tiếp hoá nhập vào bộ phận cơ thể con người ( thuốc bắc), vậy mà khi quan sát thưởng thức, con người lại chuyển hoá vào hoa mộc, tức là trong hoa mộc nhìn thấy khí chất tinh thần và hình ảnh của bản thân. Mà trong quá trình trồng hoa mộc lại là quá trình thực hiện chí tình, hứng thú của mình. Như vậy, tâm lý trong quá trình chơi hoa mộc, đã hoàn thành hoạt động sinh mệnh của mình.
Thảo Phương – Mai Mẫu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét