Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

HOA MỘC - VỊ THUỐC TỐT


Là cây nhỏ, cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành chùm ngắn, hoa màu vàng thơm, đài 4 răng, tràng 4 cánh dày hơi liền nhau ở gốc, nhị 2 đối nhau, bầu có 2 lá noãn dính nhau ở gốc.
Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt. Hoa mộc được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc để làm cảnh, ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường trồng ở quanh nhà, vườn đình chùa.
Gần đây, ở thành phố, người ta trồng hoa mộc vào các chậu nhỏ để ở ban công cho tiện việc chăm sóc. Hoa mộc sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa rải rác quanh năm, hoa nhiều song hiếm khi thấy quả. Hoa mộc là loại cây cảnh quý, hoa còn dùng để ướp trà.
Cây mộc cảnh, cây mộc hương, cây mộc21
Công dụng làm thuốc: Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, quả, rễ và vỏ cây. Hoa mộc được dùng chữa viêm họng, ho nhiều đờm, đau răng, hôi miệng. Ngày dùng 1,5-3g hãm, ngâm rượu uống hoặc sắc ngậm. Có thể dùng nước cất từ hoa, mỗi lần 20-30ml, ngậm rồi nuốt, ngày 2-3 lần. Khi bị loét trong miệng, lấy 3-5 hoa, phơi âm can, tán thành bột mịn rắc vào chỗ loét. Hoa còn chữa bế kinh, đau bụng, dưỡng tóc và làm thơm tóc.
Quả được dùng trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh, ngày dùng 10-12g sắc uống. Vỏ cây nấu với nước uống làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Rễ được dùng chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Ngày dùng 9-15g rễ khô hoặc 25-50g rễ tươi, sắc hoặc ngâm rượu uống.
Chữa đau dạ dày: Quả cây hoa mộc 6g, hương phụ, cao lương khương mỗi vị 9g, sa nhân 6g, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc hoa mộc, cao lương khương mỗi vị 5g, tiểu hồi 3g, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau răng: Rễ hoa mộc 9g, cúc hoa, địa cốt bì, mỗi vị 15g, tế tân 3g, sắc lấy nước ngậm rồi nuốt.
Thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc: Hoa mộc nấu với dầu vừng rồi chải lên tóc.

                                                                                          Nguồn: Hatgionghanoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét