Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

HOA MỘC HAY CÂY MỘC, MỘC TÊ, QUẾ HOA

Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản.


Sinh trưởng:
Hoa mộc nở rộ ở Tĩnh Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
Hoa mộc là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m. Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm. Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi thơm mạnh. Ở Việt Nam thường gặp hoa màu trắng. Quả màu tím đen, dài 10–15 mm, chín vào mùa xuân, khoảng sáu tháng sau khi hoa nở.
Phân bố và sử dụng:
Cây hoa mộc được trồng làm cảnh tại châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, do hoa có mùi thơm giống mùi đào chín hoặc mơ chín.
Trà ướp hoa mộc:

Tại Việt Nam, loài hoa này mọc hoang ở Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Kon Tum và được trồng ở nhiều nơi.
Hoa mộc dùng để ướp trà, một số bộ phận khác của cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y.

CÂY HOA MỘC HƯƠNG, HOA MỘC HƯƠNG, HOA MỘC THƠM

Hoa quế (hoa mộc) chữa nhiệt, hôi miệng TPO - Trước sân nhà tôi có trồng hai cây hoa quế. Từ cuối mùa hè cây ra rất nhiều hoa, hương hoa thơm ngát, lan khắp cả nhà rất dễ chịu. Tôi rất muốn biết, ngoài để làm cảnh, liệu cây quế có thể dùng làm thuốc chữa bệnh? Nếu được, có thể chữa những bệnh gì?

+ Đáp: Cây quế có hai loại, một cây khai thác vỏ và cành để dùng làm thuốc, một cây được trồng làm cảnh để thưởng lãm. Cây thứ nhất cho hai vị thuốc chính: Một là vị thuốc bổ có tên “nhục quế” (vỏ thân), một vị thuốc giải cảm gọi là “quế chi” (cành quế). “Nhục quế” là một vị thuốc quý, được xếp trong bộ tứ “sâm nhung quế phụ”, tức 4 vị thuốc quý nhất thời xưa: nhân sâm, nhung hươu, vỏ quế và phụ tử. ở nước ta có nhiều loài quế tốt, trong đó quế Thanh Hóa (Cinnamomum loureirii Nees), thường gọi là “Quế Thanh”, là loại tốt nhất Cây thứ hai, chủ yếu được trồng để làm cảnh. Thời trước những người khá giả thường trồng cây hòe và cây quế trước nhà. Theo quan niệm xưa, trồng hòe trước nhà thì con cái đỗ đạt, làm quan tới chức tam công; còn quế giúp cho gia đình được đoàn viên, không bị ly tán. “Sân quế” trong câu “Một cây cù mộc một sân quế hòe”, đoạn cuối Truyện Kiều, chính là cây quế bạn đề cập. Cây này còn gọi là “mộc tê”, “hoa mộc”, “quế hoa”, “cửu lý hương” (hương thơm bay xa 9 dặm), ... tên khoa học là Osmanthus fragrans (Thumb.) Lour. thuộc họ Nhài (Oleaceae). Hoa quế là loại cây bụi nhỏ, xanh tốt quanh năm, thường cao khoảng 2-3m, có thể cao tới 7m. Vỏ cây mỏng, màu xám trắng không cay, không dùng được làm thuốc như cây quế Thanh Hóa nói trên. Cành non dẹt và phồng lên ở các mấu. Lá phiến thon, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, dày, không lông, cuống ngắn; mép lá liền hoặc có răng cưa nhỏ, nhiều gân phụ. Chùm hoa ngắn, mọc ở nách lá; cuống dài 1,7cm, mảnh. Hoa sắc trắng, vàng hoặc đỏ, rất thơm; Thứ hoa trắng gọi là "ngân quế", hoa vàng gọi là "kim quế", hoa đỏ gọi là "đan quế". Đài cao 1mm, tràng có ống ngắn. Quả hạch hình bầu dục, màu xanh lục, chứa một hạt. Mùa hoa quả: tháng 7-10.

 Hoa quế (Mộc tê, Hoa mộc) là loại cây cảnh quý. Cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc để làm cảnh, thường trồng ở trước sân nhà, trong các chậu cảnh, trong các vườn đình, chùa, ... Cây hoa quế sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; Hoa rải rác quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa thu. Cây hoa quế cũng có thể sử dụng làm thuốc. Chủ yếu sử dụng hoa và rễ. Hoa thu hái mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất trong tháng 9-10, đào lấy rễ già, hoặc bóc lấy vỏ rễ; rửa sạch đất cát, phơi khô, thái nhỏ. Một số nơi còn sử dụng quả: Hái quả chín, tẩm nước sôi rồi phơi khô. Theo Đông y, hoa quế có vị cay, tính ấm. Hãm trà uống có tác dụng tán hàn, phá ứ kết, hóa đàm, sinh tân dịch. Dùng chữa viêm họng, ho nhiều đờm, hen suyễn, đau răng lợi, hôi miệng; Còn dùng chữa phụ nữ kinh bế gây đau bụng; Dưỡng tóc và làm thơm tóc. Liều dùng và cách dùng: Ngày dùng 1,5-3g; Hãm uống, ngâm rượu uống, sắc ngậm, hoặc chế nước cất từ hoa. Quả có vị cay, ngọt, tính ấm; Có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận. Dùng chữa hư hàn, đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Ngày dùng 10-12g, sắc uống. Rễ có vị ngọt hơi chát, tính bình; Có tác dụng khu phong chỉ thống (trừ phong giảm đau). Dùng chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Ngày dùng 9-15g dược liệu khô hoặc 30-90g tươi, sắc lấy nước hoặc ngâm rượu uống. Một số bài thuốc có sử dụng hoa quế: - Loét miệng (nhiệt miệng): Hái hoa quế, phơi âm can (phơi khô trong bóng râm), tán thành bột mịn. Dùng bột thuốc rắc vào chỗ loét; ngày rắc 2-3 lần. - Đau răng: Dùng rễ hoa quế 9g, tế tân 3g, địa cốt bì 15g; sắc lấy nước, ngậm rồi nuốt dần.. - Chữa đau dạ dày, đau gan thận do nhiễm lạnh: (1) Dùng hoa quế 6g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g; sắc nước uống trong ngày. (2) Hoặc dùng quả hoa quế 6g, hương phụ 9g, sa nhân 6g, cao lương khương 9g; sắc uống. - Dưỡng nhan: Thường dùng hoa ướp chè uống, có tác dụng sinh tân dịch, sáng mắt, đẹp nhan sắc và đen râu tóc. - Dưỡng tóc, thơm tóc: Dùng hoa mộc nấu với dầu vừng. Đun nhỏ lửa cho hoạt chất từ hoa tan hết vào dầu, sẽ được dầu bôi tóc tự chế rất tốt. Dùng chải tóc có tác dụng làm thơm tóc và kích thích tóc mọc.
                                                                                                          Lương y Hư Đan

TÁC DỤNG CHỮA ĐAU RĂNG, ĐAU LƯNG CỦA CÂY HOA MỘC



Cây hoa mộc là loại có dáng đẹp, hoa thơm có mùi hương quyến rũ. Cây hoa mộc được xem là loài hoa thanh lịch nên người ta thường trồng ở các vườn cảnh, trang trí nơi sân vườn, đặc biệt trong các đền chùa danh thắng cũng đều trồng hoa mộc.
Cây hoa mộc ưa ẩm, hơi chịu bóng, là loại cây thân gỗ nhỏ cao 2 – 3,5 m, phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu. Lá hoa mộc nhỏ, có phiến thon, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, dầy không lông, mép có răng nhọn nhỏ.
Hoa của cây hoa mộc ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa. Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt, nhưng ít khi thấy quả hoa mộc.
Cây hoa mộc chữa đau lưng:
Công dụng của cây hoa mộc cũng rất nhiều như hoa dùng để ướp trà uống rất thơm. Là loại cây giàu dược tính nên có thể sử dụng hoa, quả, rễ, vỏ thân của cây hoa mộc để làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh.
Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng. Còn quả hoa mộc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận, chữa đau dạ dày do hư hàn. Rễ cây hoa mộc thì có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng khử phong, chỉ thống, chữa phong tê thấp, đau gân cốt, đau lưng, thận hư, đau răng...
Nhiều tài liệu đông y khác cũng cho rằng, cây hoa mộc chữa được các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, ho, các bệnh răng miệng, hôi miệng, chữa bế kinh, đau bụng, làm thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc (hoa mộc nấu với dầu vừng làm dầu thơm) ...
Quả cây hoa mộc được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Vỏ thân cây hoa mộc nấu lấy nước uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp. Rễ cây hoa mộc làm thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng.
Để tiện sử dụng, sau đây xin giới thiệu một số phương chữa bệnh từ cây hoa mộc để cùng tham khảo và áp dụng.
* Chữa hôi miệng, đau răng. Dùng 2 – 3g hoa mộc sắc hoặc ngâm với rượu, lấy nước thuốc ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
* Chữa viêm họng, ho nhiều đờm. Dùng 2 – 3g hoa mộc đem hãm hay ngâm rượu hoặc sắc rồi uống hay ngậm và khò họng, ngày dùng 2 – 3 lần.
* Chữa loét miệng. Lấy 3 – 5 hoa mộc, phơi khô trong râm, tán thành bột mịn rồi lấy bột này rắc vào nơi miệng loét ngày vài lần sẽ khỏi.
* Chữa đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Dùng quả mộc 10 – 12g sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.
* Làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Lấy vỏ thân cây mộc sắc uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp, mỗi ngày dùng 10 – 12g.
* Chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Dùng rễ mộc tươi 25 – 50g, hoặc rễ khô 9 – 15g, tất cả sắc hoặc ngâm rượu uống.
* Chữa đau dạ dày. Lấy quả cây hoa mộc 6g, hương phụ 9g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Chữa đau răng. Rễ hoa mộc 9g, cúc hoa 15g, địa cốt bì 15g, tế tân 3g, sắc lấy nước ngậm và nuốt từ từ.
Hoặc: Hoa mộc 10g, vỏ cây đại 8g, lá nhãn 10g, lá lốt 8g, rượu trắng 150ml. Cho các vị thuốc vào rượu đun sôi kỹ, chắt lấy nước dùng bông chấm nước thuốc này đặt vào chỗ đau. Ngày 2 – 3 lần.
* Làm thuốc dưỡng tóc và thơm tóc. Dùng hoa mộc và dầu vừng nấu với nhau rồi dùng chải lên tóc.
* Chữa ho. Hoa mộc 5g, húng chanh 10g, cam thảo đất 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa bế kinh, đau bụng.
Hoa mộc 7g, luân kế 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa đau lưng. Rễ mộc 10g, cau trúc 15g, ngũ gia bì 8g, đỗ trọng 12g, cỏ xước 10g, rễ cây lá lốt 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 5 – 7 thang.

HOA MỘC NỒNG NÀN NHƯ HƯƠNG HOA SỮA

Mộc là cây cảnh quý vì hoa rất thơm, hương thơm ngọt ngào say đắm.Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á,
Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản


Hoa mộc nồng nàn hương sữa

Hoa mộc dùng để ướp trà, một số bộ phận khác của cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y.
Hoa mộc còn chữa bế kinh, đau bụng, dưỡng tóc và làm thơm tóc

HOA MỘC - VỊ THUỐC TỐT


Là cây nhỏ, cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành chùm ngắn, hoa màu vàng thơm, đài 4 răng, tràng 4 cánh dày hơi liền nhau ở gốc, nhị 2 đối nhau, bầu có 2 lá noãn dính nhau ở gốc.
Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt. Hoa mộc được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc để làm cảnh, ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường trồng ở quanh nhà, vườn đình chùa.
Gần đây, ở thành phố, người ta trồng hoa mộc vào các chậu nhỏ để ở ban công cho tiện việc chăm sóc. Hoa mộc sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa rải rác quanh năm, hoa nhiều song hiếm khi thấy quả. Hoa mộc là loại cây cảnh quý, hoa còn dùng để ướp trà.
Cây mộc cảnh, cây mộc hương, cây mộc21
Công dụng làm thuốc: Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, quả, rễ và vỏ cây. Hoa mộc được dùng chữa viêm họng, ho nhiều đờm, đau răng, hôi miệng. Ngày dùng 1,5-3g hãm, ngâm rượu uống hoặc sắc ngậm. Có thể dùng nước cất từ hoa, mỗi lần 20-30ml, ngậm rồi nuốt, ngày 2-3 lần. Khi bị loét trong miệng, lấy 3-5 hoa, phơi âm can, tán thành bột mịn rắc vào chỗ loét. Hoa còn chữa bế kinh, đau bụng, dưỡng tóc và làm thơm tóc.
Quả được dùng trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh, ngày dùng 10-12g sắc uống. Vỏ cây nấu với nước uống làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Rễ được dùng chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Ngày dùng 9-15g rễ khô hoặc 25-50g rễ tươi, sắc hoặc ngâm rượu uống.
Chữa đau dạ dày: Quả cây hoa mộc 6g, hương phụ, cao lương khương mỗi vị 9g, sa nhân 6g, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc hoa mộc, cao lương khương mỗi vị 5g, tiểu hồi 3g, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau răng: Rễ hoa mộc 9g, cúc hoa, địa cốt bì, mỗi vị 15g, tế tân 3g, sắc lấy nước ngậm rồi nuốt.
Thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc: Hoa mộc nấu với dầu vừng rồi chải lên tóc.

                                                                                          Nguồn: Hatgionghanoi.com

CÂY HOA MỘC


Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản.

Đặc điểm hình thái:
Hình dánh: Hoa mộc là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m.
Lá cây hoa mộc: Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm. Hoa màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi thơm mạnh.
Hình dạng hoa và quả: Hoa của cây hoa mộc ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa. Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt, nhưng ít khi thấy quả hoa mộc.’

Đặc điểm sinh lý:
Cây hoa mộc ưa ẩm, hơi chịu bóng, là loại cây thân gỗ nhỏ cao 2 – 3,5 m, phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu. Lá hoa mộc nhỏ, có phiến thon, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, dầy không lông, mép có răng nhọn nhỏ.

TÌNH YÊU HOA MỘC HƯƠNG....

Nàng mở cửa sổ mong hương hoa mộc đưa mình vào giấc ngủ. Ôm cổ chồng, nàng thì thầm: 'Ngày xưa được cầm tay nhau đã thấy sung sướng. Một nụ hôn cũng giúp đê mê mãi không thôi. Bây giờ có khi lại thừa thãi quá anh nhỉ?'. Chồng nàng nghiêm giọng: 'Thừa thãi là thế nào' rồi nghiến một cái vào tai nàng đau điếng.
Lê Lê
"Thế ai từng nói là muốn cưới và được nằm bên chồng mỗi đêm?" - chàng trêu chọc. "Thì em vẫn nhớ. Nhưng anh có thấy cái "thời hoa mộc" hồi xưa đó rất xúc động không? Đôi lúc muốn quay trở lại cũng không được" - "Ừ, thời nào cũng có cái hay của nó. Nếu xét về khía cạnh nào hiện tại cũng long lanh hơn thì có mà quên hết quá khứ à? Bây giờ nghĩ đến cô bạn thân học cùng lớp một anh vẫn còn xúc động lắm đây này". Không biết là hương hoa hay tiếng chồng ru nàng ngủ lúc nào không hay.
Cây mộc

Đêm đầu tiên mới dọn xuống ở chung với mẹ chồng, nàng đã nhận ra cây mộc của cái thời xa xưa ấy. Lần đầu tiên xuống thăm nhà cây còn ở trong vườn. Hồi đó lá cây xanh và bóng hơn, hoa trắng ngần lấm tấm khắp nơi. Nàng yêu hoa mộc cũng như yêu hoa dành dành, những bông hoa giản dị, trắng muốt, thơm thật là thơm. Thời bé, nàng mong hoa như mong mẹ về chợ. Mỗi lần đi chợ về, mẹ thường mua cho nàng mấy bông. Cả hai đều có mùi hương mát nhẹ, dịu dàng làm nàng có cảm giác man mác, bồi hồi, buồn vui lẫn lộn.
Nàng biết đến hoa mộc khi ngồi với người yêu, chồng nàng bây giờ, trong một cái quán vườn dọc đường Lạc Trung. Cơ man nào là hoa lá, suối chảy róc rách, có cả đàn tơ rưng, đàn đá. Cây hoa mộc khiêm nhường lẫn trong bao nhiêu loại hoa rực rỡ màu sắc khác, cứ nhẹ nhàng tỏa hương rất xa.
Nàng tiếc vì chẳng ai bán những bó hoa mộc như hồng hay cúc, như huệ hay lan. Thế mà chàng quả quyết là có đấy làm nàng tròn mắt ngạc nhiên. Rồi một tối chàng chở nàng về nhà. Vườn nhà chàng rất rộng nhưng hầu như trồng toàn rau. Theo mùi hương nàng tìm được nó khép mình ở góc vườn. Chàng nắm tay nàng thì thầm: "Tặng em đấy". Sau đó gia đình chàng bán bớt đất đi để xây nhà mới. Cây mộc được đánh vào trồng trong chậu cho đến bây giờ. Bao nhiêu năm qua nàng hay về thăm nhà nội vào ban ngày, khi hoa không có mấy hương và cũng quên bẵng mất nó.
Có lẽ tại sương xuống tối qua nên tận sáng sớm nay mùi hương vẫn còn lưu lại. Nàng vừa dắt xe ra đi làm vừa nghển cổ hít hà vớt vát. Chồng nàng nhéo mạnh vào cái tai "thương binh" tối qua: "May mà trước đây chỉ có tôi đưa đi chơi hoa mộc thôi đấy. Không có thì bây giờ tha hồ mà ngẩn ngơ".

QUAN NIỆM VỀ HOA MỘC

Toàn thư trí tuệ về lạc thú cuộc sống của người Trung Hoa cổ đại.
Quan niệm về hoa mộc (Hoa và cây cỏ nói chung)
Giáo sư Hoàng Trác Việt và Giáo sư Đảng Thánh Nguyên
Người Trung Quốc cổ đại có tình cảm thâm sâu và hết sức độc đáo đối với hoa mộc. Điều này được thể hiện rõ nhất qua cách gọi tên dân tộc mình: Hoa Hạ. (Trong tiến Trung, có hai chữ Hoa, một chữ Hoa có bộ thảo đầu và một Hoa không có bộ thảo, nhưng nghĩa như nhau đều chỉ Hoa nói chung). Hạ có nghĩa là to, lớn. Từ ý nghĩa này mà xét, cái gọi là Hoa Hạ, tức là Hoa lớn, Hoa đẹp, Hoa có sắc thái.


Theo ghi chép trong sử sách, Thần Nông nếm thử trăm loài thảo mộc, từ đó mở ra nguồn thực vật, dược phẩm vô cùng phong phú cho dân tộc Hoa Hạ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Hoa Hạ phát hiện ra mối quan hệ mật thiết giữa con người và thảo mộc, hoa cỏ. Sự thiết yếu trong mối quan hệ này, tạo ra lòng ái mộ, tôn sùng của người Hoa Hạ đối với thảo mộc. Dần dần, kết tụ, ngưng đọng trở thành một thứ “tôtem” cắm rễ sâu vào trong tình thần Hoa Hạ. Chính danh xưng Hoa Hạ thể hiện rõ sự sùng bái này.
Nhận thức về thảo mộc của cổ nhân thể hiện rõ trong Kinh Thi. Có người thống kê, chỉ trong Kinh Thi, có đến 154 chủng loại hoa mộc.

Mối thâm tình giữa dân tộc Hoa Hạ và Hoa mộc có đặc trưng riêng. Cổ nhân phân loại thực vật không tỉ mỉ như Phương Tây. Nếu như Phương Tây phân thảo mộc làm: Môn, cương, mục, Khoa, thuộc, chủng thì cổ nhân Hoa Hạ phân loại khá đơn giản làm bốn loại: Dược, Thảo ( Bảo gồm Cốc), quả, Mộc. Trong đó, ba loại đầu lại cỏ thể tổng quy về thuộc loại “Hoa”. Như vậy, cổ nhân thâu tóm toàn bộ thế giới thực vật vào trong hai loại lớn là Hoa và Mộc. Bốn loại này thực hiện hai chức năng cơ bản là mang tính thực dụng và sự quan sát thưởng thức. Thực dụng bao gồm tế lễ, thực phẩm và dùng làm thuốc. Thưởng thức gồm nhìn ngắm, thưởng thức và so sánh đức độ, thể hiện ý chí.
Dưới sự nhìn nhận của cổ nhân, tất cả Hoa Mộc, kể cả hoa mộc có độc tố đều có thể sử dụng làm thức ăn hoặc làm thuốc. Tương Truyền, Thần Nông soạn “Thảo mộc kinh”, sau đó các văn nhân đại phu đời sau bổ sung, hoàn thiện và đến Lý Thời Trân đời Minh đã cụ thể hoá, hoàn thiện thêm một bước, ghi lại toàn bộ kinh nghiệm và tri thức về Hoa Mộc trong cuốn Bản Thảo Cương mục. Từ đây Hoa mộc được phân rõ đăc tính, loại nào có thể dùng làm thức ăn, loại nào có thể làm thuốc phòng, trị bệnh. Nó mang lại cho cuộc sống một phương thức sống độc đáo, đồng thời mang lại cho thế giới một phương thức trị bệnh độc nhất vô nhị, gọi là Trung Y học. Trong tế lễ, tính thực dụng của hoa mộc có một sự chuyển biến. Lễ Ký ghi: “Chư hầu chấp huân, đại phu chấp Lan”( Khi tế lễ Chư hầu cầm huân ( cỏ thơm), đại phu cầm Lan (hoa lan); lại nói “Ngũ nguyệt sức lan, vi mộc dục dã” ( tháng năm giữ Lan, tăm gội sạch sẽ); lại nói “Trọng hạ chi nguệt, dĩ hàm đạo ( anh đào, cũng gọi Chu đào) tiên tiến tẩm miếu” ( Tháng thứ hai của mùa hạ, lấy hoa đào còn ngậm, cúng tiến đầu tiên vào tẩm miếu). Hương thơm của Lan thảo và màu hồng như ngọc mã não của anh đào, vốn là thức ăn và con người dùng để ngửi, nhưng khi dùng để tế lễ thì tính thực dụng của hoa và quả đã hoá thành sự tôn kính với xã tắc và tổ tông. Quan hệ mất thiết giữa Lan và Anh đào, được cổ nhân hợp nhất nhị vị nhất thể, tôn sùng vẻ đẹp, mỹ vị, hương khí của anh đào, hoa lan, thể hiện một phương diện quan niệm hoa mộc của cổ nhân. Thời thịnh Đường, Huyền Tông Hoàng đế dùng Anh đào tế lễ tông miếu, sau đó cùng quần thần thưởng hoa, làm thơ. Hoa mộc không chỉ được sử dụng tế lễ trong hoàng thất mà còn được dân gian sử dụng làm vật phẩm tế trời trời đất và thần tiên.
Thưởng thức hoa mộc trong cuộc sống của cổ nhân còn thể hiện là một phương thức cảm ngộ sinh mệnh mang phong cách đặc biệt người Hoa Hạ.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo gia về hoà hợp tự nhiêu (Bao gồm Hoàng đế, Lão Tử, Trang Tử), từ trong tiềm thức, cổ nhân không bao giờ coi Hoa mộc là vật tự nhiên bên ngoài, tách khỏi đời sống con người mà đều coi hoa mộc, có sinh mệnh sống như sinh mệnh của con người. Cổ nhân cho rằng trong vũ trụ có ba loại sinh vật sống: người, cầm thú và hoa mộc. Ba loại này không có sự phân biệt về đẳng cấp, chúng đều là sản vật của thiên và địa, chỉ phần biệt ở chỗ : nhân thuận sinh, thảo mộc đảo sinh, cầm thú hoằng sinh; Động vật vốn tru thiên, vì vậy đầu thuận thiên mà hít khí trời, thực vật tru địa, vì vậy mà gốc thuận địa lấy nước sinh trưởng, thăng cao. Cho nên động vật lấy khí ở trời mà tìm sự chống đỡ ở đất, thực vật lấy nước ở địa mà lấy khí trời làm sinh dưỡng. Như vậy, về hình thức sinh mệnh, tính quy định về bản chất của hoa mộc và động vật là nhất trí. Vì vậy, động vật có bốn hình thức sinh sản: đài sinh ( sinh sản bằng bào thai), noãn sinh( trứng), ẩm sinh và hoá sinh, thì hoa mộc cũng như vậy. Họ thấy rằng, loài có thể cắm mà sống được như dương liễu, thuộc đài sinh, loài lấy quả mà sản sinh như Đào Lý, là noãn sinh; hoa sen là ẩm sinh, Linh chi là hoá sinh. Thậm chí cổ nhân còn cho rằng hoa mộc cũng có tri thức và khả năng như con người ( hữu tri hữu năng). Một kỳ thuyết về lá cây của người Long Tuyên - Triết Giang đời Nguyên kể như sau: Một người hỏi hoa mộc, tử viết: Vật cố hữu tri hô? Viết hữu chi? Tri hồ tri, bất tri hồ bất tri. Vật hữu năng hồ? Viết hữu chi?. Năng hồ năng, bất năng hồ bất năng. Vật hữu tri nhi bất năng, năng nhi bất tri giả hồ? Viết hữu chi? ( tạm dịch một người hỏi hoa mộc, tử viết: Vật cố định có tri ( tri thức) sao? viết: có. Tri thì phải tri, bất tri thì phải bất tri. Vật cố định có năng sao ( năng: khả năng) ?Viết : có. Năng thì phải năng, bất năng thì phải bất năng. Vật cố định có tri mà bất năng, năng mà bất tri sao? Viết: có.” Lý giải điểm này, chúng ta có thể thông tỏ tiên hoa, cây thần trong rất nhiều thư tịch cổ đại Trung Hoa như : sưu thần ký, truyền kỳ đời Đường, Tây du ký, Liêu trai chí dị. Họ tuyệt đối không phải là văn nhân đại phu lấy hoa mộc làm phường tiện để tỏ thái độ trêu ghẹo nhân sinh, làm trò cười cho nhân sinh mà là họ thực sự nghiêm túc xem hoa mộc giống như người có sinh linh bình thường.

Cổ nhân phong tặng các loại hoa mộc những đắc tính của con ngươi như: Lan Quân Tử, Tùng La Hán, Tiêu mỹ nhân (Tiêu là chuối) Trúc Tương Phi …( Trúc đốm: ( Tường truyền Vua Thuấn đi tuần ở Thương Ngô bị chết, hai vợ vua Thuấn thương chồng than khóc ở khoảng giữa Trường Giang và Tương Giang nước mắt vẩy lên cây trúc, từ đó ra trúc có đốm) . Từ danh xưng được nhân cách hoá này, có thể thấy được mức độ thân thiết của mối tương liên giữa con người và hoa mộc.
Càng ngạc nhiên hơn nữa là, cổ nhân tin tưởng một cách thâm sâu rằng, có một số loại hoa mộc chính là do con người biến hoá thành. Thành đô ký nói: Hoàng đế chết, hồn hoá thành chim, tên Đỗ Quyên, có sách viết Tử Quy. Tử Quy khóc ra máu, hoá thành Hoa Đỗ Quyên. Lý Bạch có thơ rằng: Thục Quốc tăng vấn Tử Quyên điểu, Tuyên Thành hài kiến Đỗ Quyên Hoa; Nhất khiếu nhất hồi trường nhất đoạn; Tam xuân tam nguyện ức tam ba( dịch nghĩa: Nước Thục đã từng nghe chim Tử Quyên; Tuyên Thành còn nhìn thấy Hoa Đỗ Quyên, mỗi tiếng kêu đứt một khúc ruột, ba xuân ba nguyệt thì ba lần hồi ức trông mong ba lần). Đặc biết, quý phái nổi tiếng nhất là bạch diệp Hoa Thuỷ Tiên. Theo truyền thuyết Hoa Thuỷ Tiên là tên của một đôi trai gái ở khu vực Phúc Kiến thời viễn cổ . Vì họ muốn dẫn nước ở hồ nước Bạch Hạc Lĩnh vào sơn thôn của mình, nhưng bị nước cuốn trôi. Tính mệnh và linh hồn của họ biến thành tinh linh của Hoa Thuỷ Tiên. Truyền thuyết kể Tạ Công từng mơ thấy Tiên nữ tặng một bó Thuỷ Tiên, sớm hôm sau, vợ ông sinh một cô con gái, lớn lên thông minh, giỏi thơ ca. Còn có người nói, có một phụ nữ họ Diêu mơ thấy Quan Hoàng xuống đất, hoá làm Thuỷ Tiên, khi tỉnh dậy sinh ra một cô con gái, vì thế về sau Hoa Thuỷ Tiên còn có tên là Tạ nữ hoa và Diêu nữ hoa. Liên quan đến truyền thuyết về Hoa Thuỷ Tiên thì còn rất nhiều, nhưng bất luận là Hoa biến thành người hay người biến thành hoa, đều khéo léo thể hiện một chủ đề, tức là cổ nhân cho rằng sinh mệnh của người và hoa là tương thông, trên thân thể của hoa, ngụ ý gửi gắm tinh linh của con người. Chính vì vậy Đường Huyền Tông tặng Quắc Quốc phu nhân 20 bồn Thuỷ Tiên, tượng trưng cho hai mươi mỹ nữ. Về sau, trong thơ ca của các thời đại đều tôn sùng hoa Thuỷ Tiên, có người coi hoa Thuỷ Tiên là một vị ngọc cốt băng cơ, hoặc Tuyệt đại giai nhân…
Vì hoa là người, người là hoa, nên các văn nhân sỹ đại phu luôn có tình cảm đặc biệt sâu đậm đối với Hoa mộc. Tuy khi nhập thế, đóng vai trò một ông quan, lạc vào bụi trần nhưng khi có điều kiện trở về với điền viên, trở về với hoài bão tự nhiên, lại xuất hiện một loại cảm giác an toàn và hoan lạc khi quay trở lại cố hương. Đào uyên Minh, vừa nghĩ đến “tùng cúc” trong vườn nhà mình, tình cảm tự nhiên lại trào dâng. Khi ông nhìn thấy cổng lớn đồng thời xuyên qua hành rào thấy hoa mộc tự tay mình trồng, tình cảm trào dâng, vừa hoan lạc vừa chạy, phủ phúc xuống dưới hoa. Trong cuộc sống của văn nhân sỹ đại phu, ăn có thể không có thịt, đi có thể không có xe, ngủ có thể không chiếu, nhưng không thể thiếu hoa mộc làm bạn. Trúc là bạn tốt của Đỗ Phủ, Tô Thức, Trịnh Bản Kiều, hoa sen là người bạn quý của Chu Đôn Di, Dương Vạn Lý, mẫu đơn là của Lý Bạch. Càng làm người ta kinh ngạc hơn nữa, khi Trúc, Sen và Mẫu đớn được gọi kép với từ Tích (đam mê) : “Trúc tích”(mê trúc), Liên tích( mê sen),” Mẫu đơn tích” (mê mẫu đơn) ( tích còn có một âm Hán Vịêt khác là Phích)
Từ thời Tam Hoàn ngũ đế, cổ nhân có một tín điều nhắc nhở con người, tức là phản đối Chơi vật mất chí ( mải chơi mà mất ý chí). Tín điều này đã trở thành thâm căn cố đế, được các bậc đại nhân trị gia dạy bảo con cháu.. Nhưng trong quá trình thưởng ngoạn và chăm sóc hoa mộc, người ta không chú ý đến chơi hay không chơi hoa mộc, “mất chí” hay không “mất chí”. Ngược lại, trong quá trình tương giao với hoa mộc, họ thu được những khoái cảm mà ngôn ngữ không thể diễn đạt đươc. Tại sao vậy? Bởi vì họ đối xử với hoa mộc như một người có sinh mệnh, đối đãi như bạn hữu, vì vậy mới có cách nói Tuế hàn tam hữu (Tùng, trúc, mai); Hoa trung tứ quân tử (Mai, lan, trúc, cúc); Hoa trung thập nhị sư ( Mẫu đơn, hoa lan, hoa mai, hoa cúc, hoa quế, hoa sen, thược dược, Hải đường, Thuỷ tiên, mai vàng, đỗ quyên, ngọc lan), Hoa trung thập nhị hữu ( mười hai loài hoa là bạn hữu): Châu Lan, hoa nhài, Thuỵ Hương, Tử vi, sơn trà, Bích đào, hoa hồng, đinh hương, hoa đào, hoa mơ, thạch lựu, nguyệt lý), Hoa trung thập nhị tỳ (mười hai loài hoa đầy tớ (nô tỳ): (Phụng tiên, Tường vi, Hoa Lê, Hoa lý, mộc hương, phù dung, Lan cúc , dành dành , Tú cầu, anh túc , Thu hải đường, dạ lai hương) . Hoa vương hoa tướng (Mẫu đơn và thược dược)…Cách nói trên đều thể hiễn rõ quan niệm Lấy hoa ví người, lấy người ví hoa, coi hoa là người, coi người là hoa”.

Trong quan niệm này, cổ nhân thường thường đem giá trị bản thân mình, khuynh hướng của mình gửi gắm, hoặc cường điệu trên thân thể hoa mộc. Họ cho rằng, có loại hoa : cổ hương tự dị, quốc sắc vô song, đối với loài hoa cốt trọng hương thanh, ý viễn sâu đậm thì được kính trọng, loài hoa phong lưu, thanh bần thì vừa có thể kết thần hài hoà vừa có thể kết làm bằng hữu….vì vậy cổ nhân phân hoa làm các đẳng cấp : Đế vương, Tể tướng, quân tử, sư trưởng, bằng hữu, bộc nhân. Toàn bộ nội hàm của hoa mộc được nhân cách hoá. Từ đó có thể thấy, cổ nhân còn muốn thiết kế ra một cơ cấu quản lý, phân rõ đẳng cấp, làm cho thế giới hoa mộc giống như thế giới của con người, coi hoa mộc và con người là như nhau, đều chịu sự câu thúc, quản lý của thần tiên và thượng đế. Từ đó có thể thấy, hoa mộc cũng tuân theo định mức sinh trưởng, co tuổi thọ quy định rõ ràng như con người, hoặc trước hoặc sau, đến kỳ phải trở về với đất mẹ.
Như vậy, quan niệm đẳng cấp của nho gia và quan niệm vạn vật có sinh mệnh của đạo gia là tư tưởng tảng nền, quán xuyến toàn bộ quan niệm về hoa mộc của cổ nhân, tạo nên sự tương thông, rung hợp giữa con người và hoa mộc. Mặc dù sau này các văn nhân sỹ đại phu có ảnh hưởng của phật giáo, tạo thành tam vị nhất thể, thuỷ nhữ cộng thông, nhưng ảnh hưởng chủ yếu vẫn là nho và đạo. Cảm ngộ và linh tính trong hoa mộc đều xuất phát từ quan niệm của nho và đạo rồi lại hồi quy trở về quỹ đạo của nho và đạo.. Vương Duy và bạch cư dị là hai phần tử trí thức ảnh hưởng sâu sắc của phật giáo nhưng hứng thú lộ diện ra trong thể nghiệm và thưởng thức hoa mộc thỉ chủ yếu từ nho và đạo.
Tóm lại, bất kể là tính thức dụng hay thưởng thức hoa mộc, cổ nhân đều đưa cái “tôi” dung hợp vào trong hoa mộc. Khi hoa mộc dùng làm đồ ăn thức uống trong cuộc sống thì hoa mộc trực tiếp hoá nhập vào bộ phận cơ thể con người ( thuốc bắc), vậy mà khi quan sát thưởng thức, con người lại chuyển hoá vào hoa mộc, tức là trong hoa mộc nhìn thấy khí chất tinh thần và hình ảnh của bản thân. Mà trong quá trình trồng hoa mộc lại là quá trình thực hiện chí tình, hứng thú của mình. Như vậy, tâm lý trong quá trình chơi hoa mộc, đã hoàn thành hoạt động sinh mệnh của mình.

                                                                                                    Thảo Phương – Mai Mẫu

HOA MỘC MÙA XUÂN

 Hoa mộc, cái tên nghe dung dị, mộc mạc hư vốn của hoa. Hoa mộc nhỏ trắng xinh như chiếc cúc áo, hương hoa mộc phảng phất mà dịu ngọt. Loại hoa không kheo sắc, khoe hương như hoa hồng, hoa ly, cũng không khoe sắc như hoa hải đường. Cụ Nguyễn Du đã mô tả:
“Hải đường lả ngọn đông lân
Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà”.
Còn hoa mộc lặng lẽ, thân thương được trồng trong chậu để dưới hiên bên cửa sổ, người ưu tư ngồi trong cửa sổ nhấp chén trà thơm, mùi hương hoa mộc man mác mà ngát tình quê hương. Hoa mộc sống một đời tinh khiết, không bon chen nơi phồn hoa, không bày đặt trên lọ, trưng trên bàn, cứ lặng lẽ với sự thân quen mộc mạc. Chính vì sự khiêm nhường, tinh khiết đó, hoa mộc được cung tiến nơi miếu mạo, chùa chiền.

Mùa xuân về đi vãn cảnh nơi chùa, trong uy nghiêm của hương khói, trong suy nghĩ, kính cẩn tâm linh, hình bóng hoa mộc đã hiện ra với tất cả lòng thành của phật tử và những người đầu năm ngưỡng mộ cầu may. Cây hoa mộc mảnh mai, hoa tròn xinh, trắng nhỏ, lá như lá chè xanh. Giữa mùa xuân, nhiều hoa đua nở, hoa mộc vẫn dung dị, e ấp nơ nụ khiêm nhường. Đời hoa mộc lặng lẽ, âm thầm và dịu dàng tỏa nhẹ hương thơm. Hoa mộc ở với cây, với cành chung thủy, từ lúc kết nụ, ra hoa đến khi hoa tàn nhị héo cũng âm thàm về với gốc, với cây. Hoa mộc, vốn dung dị nên không đi đâu khỏi cành, khỏi cây, nếu ai đó thương yêu mà lòng lãng mạn ngắt một cành nhỏ cài lên mái tóc thề, thế là hoa có dịp theo nắng, gió hòa vào trời đất. Mùa xuân trên con đường phố, anh thợ làm vườn trồng cây cảnh theo yêu cầu người mua, hoa mộc được đưa lên xe về tầng cao góp sự mát lành, xanh tươi cho những ngôi nhà đang cởi lòng cùng nắng, gió.
Người quê trồng hoa mộc để hưởng thụ thú thanh tao khi chiều xuống, đêm về, mùi thơm hoa mộc lại khêu gợi nỗi niềm quê kiểng. Dù ai đi đâu, xa quê, có dịp trở về thấy hoa xoan tím li ti nở khắp đường làng hay vườn nhà ai cây bưởi xum xuê một màu hoa trắng nhị vàng đang rủ rê hấp dẫn đàn ong, bầy bướm thì hoa mộc vẫn dung dị, khiêm nhường.

Hoa mộc vốn xưa nay cứ là mộc mạc, chưa ai gửi lời gói vào chiếc khăn tay để mùi thơm cho lòng bối rối để rồi nhờ hương thơm nói họ tình yêu. Tôi muốn thả lòng như hoa mộc, dung dị mộc mạc với “hữu xạ tự nhiên hương”, không phải phô trương, khoe mẽ. Sự lặng lẽ âm thầm, hương thơm là sự thanh cao rất đáng kính trọng.
Dù không phải loại cây cao, bóng cả nhưng cứ làm cây nhỏ tỏa hương bên hiên nhà hay nơi đình, chùa, miếu mạo cũng đáng làm cho lòng ta ngưỡng mộ, thân thương.
Mùa xuân, trăm hoa đua nở nhưng nhìn hoa mộc nở, lòng lại miên man câu nói người xưa “mỗi cây, mỗi hoa, mỗi nhà, mỗi cảnh”.

                                                                                                   Tản văn của Văn Song

HOA MỘC



Em không đài các kiêu sang
Một đời trinh trắng dịu dàng tỏa hương
Chân quê e ấp khiêm nhường
Nhỏ nhoi thôi! Vẫn để thương cho đời!
Chẳng ngào ngạt, thoảng nhẹ thôi!
Say lòng lữ khách, đầy vơi nỗi niềm….


                                                                                            Nguyễn Hữu Thắng

OBAMA MANG HOA MỘC LAN SANG CHIA BUỒN CÙNG DÂN HÀN

Obama mang hoa mộc lan sang chia buồn cùng dân Hàn
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đem theo một lá cờ Mỹ và cây mộc lan tới Hàn Quốc trong bối cảnh đau thương đang bao phủ đất nước sau vụ lật tàu Sewol.

 

Trong cuộc hội đàm, ông Obama trao lá cờ Mỹ và một thông điệp bằng văn bản tới Tổng thống Hàn Quốc. Lá cờ này đã bay trên nóc Nhà Trắng cùng ngày thảm kịch chìm tàu xảy ra.
Nội dung thông điệp cho biết: "Đại diện cho người dân Mỹ, lá cờ được chuyển tới bà Park và nhân dân Hàn Quốc để thể hiện lời chia buồn sâu sắc và sự cảm thông của chúng tôi với các bạn vào thời điểm khó khăn này. Chúng tôi luôn coi các bạn là đồng minh và một người bạn với niềm tự hào to lớn".
Ông Obama cũng đem cây hoa mộc lan từ Nhà Trắng tới trồng tại trường trung học Dawon, thành phố Ansan - ngôi trường của hàng trăm học sinh và giáo viên thiệt mạng trên tàu Sewol.
Theo các quan chức Mỹ, cây mộc lan do cố tổng thống Andrew Jackson trồng vào giữa những năm 1800 tại bãi cỏ Nhà Trắng để tưởng nhớ người vợ quá cố.
"Là một người cha của hai cô con gái, ông Obama muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình những hành khách gặp nạn", một quan chức chính phủ Mỹ nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tới Hàn Quốc trong chuyến công du châu Á kéo dài tớing ngày 29/4. Ảnh: Yonhap.
Tổng thống Mỹ Barack Obama dành nhiều thời gian chia sẻ nỗi mất mát với người dân Hàn Quốc sau vụ chìm tàu Sewol hồi tuần trước. Ảnh: Yonhap.
Đầu giờ chiều 25/4, chuyên cơ của Tổng thống Obama đã đáp xuống căn cứ Không quân Mỹ ở Osan, ngoại ô thủ đô Seoul. Đoàn xe hộ tống ông Obama đi qua trung tâm thành phố Seoul, xung quanh là những dải ruy băng vàng mà người dân Hàn Quốc dùng để tưởng nhớ tới các nạn nhân sau vụ đắm tàu Sewol.
AP cho hay, sau khi đặt chân tới Hàn Quốc, ông Obama đã tới đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh Triều Tiên.
Theo lịch trình, lãnh đạo Mỹ sẽ thăm cung điện Gyeongbok, hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, tham dự tiệc chiêu đãi và họp báo tại Nhà Xanh.
Trong cuộc phỏng vấn bằng văn bản, ông Obama thừa nhận rằng, chuyến thăm Hàn Quốc lần này diễn ra vào thời điểm khó khăn nhất của nước bạn - khi bóng đen đau thương đang phủ lên Hàn Quốc sau vụ đắm tàu Sewol khiến cả thế giới bàng hoàng. Theo ông Obama, đây cũng là cơ hội để người dân Mỹ thể hiện sự đồng cảm đối với Hàn Quốc.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama không có kế hoạch thay đổi lịch trình ở Hàn Quốc do vụ lật tàu Sewol. Tuy nhiên, ông sẽ cân đối nội dung trong bài phát biểu. Thay vì chỉ chú trọng tới những cảnh báo về vấn đề Triều Tiên và những căng thẳng trong khu vực, ông Obama sẽ gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân vụ chìm tàu và người dân Hàn Quốc.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới Hàn Quốc sau khi bà Park đắc cử tổng thống. Trước đó, ông Obama vừa kết thúc chuyến thăm Nhật Bản.

                                                                                                                     AloBacsi.vn

CÂY MỘC GIÀ TRỔ HOA


Cô gái ấy không thấy lên tiếng bao giờ. Khuôn mặt sống động với đôi mắt to trong sáng đầy biểu cảm. Nụ cười lúc rạng rỡ, lúc mơ màng khiến người ta hiếu kỳ. Lặng lẽ và khoan thai, đôi khi tôi có cảm tưởng đó chính là Giáng Kiều, nàng tiên bí mật rời bức họa trên tường nhập thế.
Chị Hạnh thấy tôi chăm chú dõi theo cô bé, liền chép miệng: Khổ thân con bé, từ năm 10 tuổi nó đã không nói được rồi. Con bé thông minh lắm, nhưng khổ nỗi khác người, cái gì người ta thích thì nó không thích. Chị hạ thấp giọng khi cô gái ghé đến gần, tay cầm một chiếc khăn thêu khẽ nâng lên sát má chị tôi, hơi mỉm cười. Gật đầu chào tôi, rồi nhìn vào mắt chị như ướm hỏi. Tìm được câu trả lời rồi, cô gái nhẹ nhẹ bước đi. Không có một tiếng động nào cũng như lúc bước vào, chỉ có làn hương dìu dịu còn vương lại. Hương của hoa Mộc sau vườn, ngọt ngào bí mật, đột nhiên làm sống lại những ngày còn bà ngoại, những ngày chúng tôi còn là mấy cô bé tóc buộc đuôi gà đuổi nhau sau lưng bà ngoại dấu yêu...


Tôi không tìm thấy hoặc chưa thể tìm ra chút “sợ người” nào ở Diệu Anh. Khách khứa ghé quán café của chị Hạnh hình như cũng đã rất quen với sự hiện diện yên lặng đó. Diệu Anh rất khéo léo khi pha chế lẫn lúc thiếu người phục vụ. Cô có thể hiểu ý khách hàng và đáp ứng yêu cầu của khách nhanh nhẹn và duyên dáng hơn bất cứ cô bé trẻ trung mặc đồng phục nào của quán. Tôi quyết định làm bạn với cô gái mắt to đang nhìn tôi chăm chú một cách ân cần pha chút hiếu kỳ con trẻ. Cô bé tiến lại phía tôi rồi chỉ vào chiếc ghế đối diện dò hỏi, tôi gật đầu.
Em nhoẻn miệng cười rồi nhẹ nhàng ngồi xuống. Tay cầm cây bút chì màu gỗ nhạt, đưa nhanh trên tập giấy con con: “Chị ơi, chị là người trồng hai cây Mộc ở sau bụi Hồng gai ạ?”. Tôi bất giác mỉm cười, giơ tay mượn bút: “Còn em là người hay hái hoa phải không?”. Cô gái cười, tay mải miết: “Nếu em không hái hoa sẽ buồn lắm đấy, ai bảo chị đi rồi không ai chăm hoa nữa, chị Hạnh bận suốt ngày, không có thời gian”.
Tôi lại cầm lấy bút: “Cảm ơn em nhé, chị không ngờ cây còn sống được. Hồi chị đi cây gầy guộc lắm, mẹ chị bảo chắc cũng chẳng sống nổi đâu. Ngày xưa cây Mộc của bà ngoại rất nhiều hoa, thế mà bà mất đi cây không ra hoa nữa, dẫn dần cũng khô héo lại... Thì ra em đã cứu cây hộ chị, cảm ơn em!”
Từ hôm về tôi vẫn chưa dám ra đây. Có quá nhiều kỷ niệm có thể làm tôi rơi nước mắt. Mà tôi thì không muốn khóc. Bà ngoại hay ngồi đây vuốt vuốt lưng tôi say sưa kể về thời thiếu nữ của bà. Dưới gốc Ngọc lan này cậu Ba đã hái bao nhiêu là nụ cho mẹ chơi đồ hàng, bị ông ngoại đánh đòn. Tôi thấy từng khuôn mặt của mười mấy, 20 năm cả ngọt ngào và nông nổi. Nghe tiếng cười thiếu nữ lao xao, tiếng chân rón rén, tiếng chim ngơ ngác... Tôi không còn thích vào đây nữa từ khi bà mất, chị Thy qua đời và cha bỏ chúng tôi đi...
Diệu Anh bước nhanh lại gần tôi khi thấy tôi thẫn thờ, mắt hơi đỏ lại. Cô nhìn tôi dò hỏi và đột nhiên mạnh dạn kéo 2 má tôi ra. Tay ra hiệu còn mắt thì vừa cười vừa nghiêm nghị: “Em có bảo chị ra vườn để khóc đâu?!”
Tôi thấy mình giống như anh chàng Bảo Ngọc quay lại Đại Quan Viên khi lầu cũ vắng không, sập sè én lượn. Cô gái đi trước tôi yểu điệu như nàng Đại Ngọc nhưng không rơi lệ buồn thương. Kéo tôi tới gần cuối vườn, em khẽ đẩy tôi tới trước. Vé mặt hài lòng, mãn nguyện: “Chị nhìn đây này, cố nhân của chị đấy, 2 cây Mộc đã lớn thế rồi đây!”
Trong ánh nắng xuân nồng ấm, 2 bụi cây đứng đó nở tràn hoa trắng, thơm xao xuyến như một loài cây huyền thoại ở thiên đường. Cây khiêm nhường mà mạnh dạn, thanh mảnh mà phong sương. Ôi! Tôi chẳng thể nào nhận ra cây nữa! Cô gái bật cười, mắt lấp lánh niềm vui.

Đây là loài cây mà ngoại tin là gắn với bản mệnh của tôi. Vì từ nhỏ cái gì có hương Mộc tôi đều mê cả. Mẹ nói hồi ông của mẹ làm quan ở thành Nam, được người ta tặng cây Mộc gốc đâu ở tận bên Tàu, cụ thích lắm. Thời thiếu niên, cụ từng theo cha đi sứ, tận mục sở thị chuyện “Sen thơm ngàn dặm, Quế nở 3 thu”, rồi về lòng vương vấn mãi. Được cây hoa Mộc, cứ 3 tháng lại nở 1 lần bất kể xuân, hạ, thu, đông cũng gọi là sống lại chút tình hoa cỏ. Trong nhà thành lệ, mùa xuân ai cũng dâng biếu một gốc Mộc hoa. Sau này kể cả khi bà ngoại theo chồng, gia cảnh có khác cũng vẫn giữ lòng yêu chuộng loài hoa đó. Thời con gái không phải ai cũng biết tên bà ngoại là Mộc Anh, nhưng ai cũng biết gia đình bà nức tiếng về vườn Mộc...
Mấy mươi năm vật đổi sao dời, giờ tôi lại đứng đây, trước hai gốc Mộc mãn khai đầy sức thanh xuân con gái. Không còn những kỉ niệm buồn, chuyện xưa đã khép lại. Bởi vì bên tôi, Diệu Anh đứng đó, khuôn mặt dịu dàng tràn ngập lời nhắc nhở hiện tại: Dẫu thời gian không ngừng lại, cây vẫn kiên cường nở hoa!

                                                                                                                         Hồng Hân

HƯƠNG MỘC

Buổi sớm ra vườn, vài đọt cỏ, ngọn lá còn lấp lánh những giọt mưa đêm. Trong những tia nắng vàng ươm mỏng mảnh ban mai, chợt nhận ra quanh ta một thứ hương kỳ lạ, khi thấy thơm vô cùng, song có khi lại phảng phất, như chợt đi, lại chợt tràn ngập, như người phụ nữ biết ẩn tàng cái đẹp kín đáo, làm ta ngây ngất. Ngắm cho tinh! Sau kẽ lá, những đóa hoa bé xíu, sắc trắng, ẩn kín đáo từng chùm nhỏ trong kẽ lá xanh biếc kia, e ấp, âm thầm và mạnh dạn theo nắng sớm, bừng hương dâng khắp vườn và quấn quýt bên người, làm lòng người xúc cảm như lạc cõi thanh tao.

Xây nhà xong, tôi quay sang Đức, khoảnh đất trống trước nhà gần 200m2 giao cho con gái quy hoạch thành cái vườn nhỏ. Trước đó, nhớ mảnh vườn cũ của cha tôi trên sân thượng, các loài hoa mà ông yêu quý, tôi mua bốn cây mộc con, một cây ngâu.



Năm tháng qua đi, đám cây trong vườn nhà lớn lên. Đám mộc bé xíu hôm nào vươn lên, cây nào lá cũng xanh thẫm, ánh bóng lên trong nắng, hay biêng biếc sau mưa, trấn ngự bốn góc vườn. Hồi chưa cho thuê nhà, bạn bè tới, có em là nhà báo vào vườn hỏi: Hương gì thơm lạ thế? Tôi bảo hương mộc đấy. Em hỏi hoa đâu? Tôi kéo người tới sát cây, chỉ những bông hoa bé như mắt muỗi, màu trắng. Em lại hỏi: Hoa nở lâu chưa? Tôi cười: Phàm loài hoa định hình từ khi phôi thai tới lúc cho hương như móng rồng, hay các loài hoa tựa hương mà khoe như mộc, sói, ngâu, được các cụ gọi là hoa đã chín hay đang chín, không dùng từ nở. Cô nhà báo sinh ra ở thành thị dỏng tai nghe. Vậy gọi là chín! Loài mộc thân gỗ, giản dị dễ trồng, sức sống rất mạnh, cằn khô, nóng nực hay rét mướt tới mấy cũng không bao giờ run sợ mà chết. Mộc cho hoa sau một, hai năm tuổi, lại cho hoa bốn mùa, cứ hết đợt này tàn, lại tới đợt khác, ngan ngát thấp thoáng trong vườn một mùi hương.

Tháng Giêng Hai, mưa xuân. Mưa rả rích suốt đêm rồi tạnh. Buổi sớm ra vườn, vài đọt cỏ, ngọn lá còn lấp lánh những giọt mưa đêm. Trong những tia nắng vàng ươm mỏng mảnh ban mai, chợt nhận ra quanh ta một thứ hương kỳ lạ, khi thấy thơm vô cùng, song có khi lại phảng phất, như chợt đi, lại chợt tràn ngập, như người phụ nữ biết ẩn tàng cái đẹp kín đáo, làm ta ngây ngất. Ngắm cho tinh! Sau kẽ lá, những đóa hoa bé xíu, sắc trắng, ẩn kín đáo từng chùm nhỏ trong kẽ lá xanh biếc kia, e ấp, âm thầm và mạnh dạn theo nắng sớm, bừng hương dâng khắp vườn và quấn quýt bên người, làm lòng người xúc cảm như lạc cõi thanh tao. Ngồi giữa vườn, thấy thanh thản, bình an lạ trong loài hương kia, để nhiều khi những kỷ niệm đẹp tươi cũng hiện lên như sự bứt đi không dứt, những ký ức vừa mới hôm qua chầm chậm trở về, những điều làm tâm hồn con người cảm xúc, trong xa lắm và trong cả hôm qua thôi. Những khi như thế, tâm hồn như vừa được tắm gội, thanh tịnh, như vừa được rũ sạch hết bụi trần, rũ sạch muộn phiền, những buồn thương có duyên cớ và vô duyên cớ cứ tan ra, biến đi.
Cô gái cùng tôi nhẩn nha bấm những chùm hoa mộc, hai ba hạt nhỏ xíu trắng tinh kia, ướp với trà ngon. Ấm trà vừa chín, tráng chén cho thật nóng, rót trà ra. Hương mộc quyện với hương trà hừng lên, một thứ hương rất nhẹ cho cảm giác chén trà có hương vị thanh tao tới lạ thường. Cô cứ xuýt xoa khen mãi chén trà với cái thứ hương kỳ lạ có kém gì trà đắt giá cả triệu bạc ướp hương sen. Tôi bảo, ủ trà sen không khó. Mùa hạ, sen trào trạt nở, lấy gạo sen cũng chỉ thoáng ở một bông là đủ cho một ấm trà, còn trà ướp mộc quá kỳ khu, nên đa phần người ta biết tới trà sen hơn, dầu là các cụ nghệ sĩ xưa cũng chỉ thưởng trà mộc với khách tri âm.
Cô bạn gái vong niên sau chuyến ấy không theo nghiệp báo nữa. Cũng chưa khi nào viết một bài báo để nói về từ “chín” như cô hẹn. Chuyển sang ngành khác, cô ra nước ngoài và hun hút làm dâu xứ người, như loài chim di trên sóng biếc. Một hôm, nhận thư của người xưa. Thư có đoạn: Bốn năm biền biệt. Nhớ nhiều về Hà Nội. Song đố anh biết em nhớ gì nhiều nhất? Nhớ khu vườn nhà anh đấy, biết không? Cái thứ hương giản dị kín đáo mà ám ảnh, tìm khắp trời Tây mà không bao giờ thấy lại! Hoa mộc ở quê mình vẫn đang chín phải không anh?... Cô bôi đậm từ chín. Vâng- tôi thư ngay trả lời- Mộc vốn là hoa quá nhỏ bé, không phô phang rực rỡ như các loài hoa khác và mấy ai nhận ra để xúc động, chia sẻ những vẻ đẹp kín đáo âm thầm thanh bạch trong cái hương tinh tế của nó như tâm hồn con người Việt…
Tôi thi thoảng vì việc riêng, lại quay sang Đức. Hà Nội luôn trong tôi khi mang theo bao nỗi nhớ, kể cả nhớ lại khu vườn và thứ hương của loài mộc. Ngay cả khi trở về, không còn bên vườn, những đêm nhớ vườn hay nhớ người, trong mơ, hiện lên một cô gái không hề son phấn, da dẻ muôn muốt như da thịt hoa mộc. Người trong mơ bay chập chờn quanh tôi, để tôi cố vươn hai tay ra mà không sao nắm bắt được. Không sao nắm bắt như hương mộc tỏa ra vườn tôi mới sớm sớm hay sau mưa…


Hà Nội đô thị chật chội hôm nay mấy ai có vườn? Bạn có muốn thưởng thức loài hoa ấy không? Hãy ra chợ cây Hoàng Hoa Thám mua một cây mộc nhỏ và trồng trong một chậu lớn đặt trên ban công hay bên cửa sổ có nhiều ánh sáng chiếu vào. Hãy chăm sóc nó với nước tinh khiết tuần tuần và kiên trì chờ đợi. Rồi một ngày nào đó, bạn mở cửa ra, sau cơn mưa, cùng với những tia nắng vàng mong manh chợt tới, bất ngờ bạn sẽ nhận thấy có thứ hương kỳ lạ quấn quýt, quấn quýt dâng đầy chung quanh... Khi ấy nếu có người bạn ở bên bạn, người ta sẽ phải hỏi hương gì thơm thế. Bạn hãy nói rằng, mộc vừa chín đấy bạn ạ! Vâng hoa mộc đang rộ chín sau những đêm mưa.

                                                                                                                Thụ Nguyễn

TẢN MẠN VỀ CÂY TRONG PHỐ


Quan sát thú chơi hoa cảnh của người xứ mình, càng ngày trong tôi càng củng cố cái nhận xét cho rằng người xứ mình có một sự yêu thích khác thường đối với các giống hoa cảnh xứ lạ, nhất là xứ lạnh. Cố nhiên bạn đọc có thể phản bác tôi và tôi cũng sẵn lòng tự phản bác mình, rằng thú chơi phong lan chẳng hạn, chẳng là gắn với loài thực vật xứ nóng, đặc trưng của rừng nhiệt đới đấy ư? Dẫu vậy, tôi nghĩ, sự yêu thích hoa cảnh ôn đới vẫn là một nét đặc trưng trong thú chơi hoa cảnh của người xứ mình. 

Vì lẽ gì nhỉ? Phải chăng vì lãnh thổ nước mình nằm ở vùng nhiệt đới nên các giống thực vật ôn đới khó trồng ở xứ mình; mà cái gì khó thì mặc nhiên trở thành quý hiếm?
Thú chơi thuỷ tiên và dịp Tết ta hẳn đã có rất lâu rồi. Chuyện thi gọt thuỷ tiên sao cho hoa nở đúng giao thừa, chuyện mơ mộng bên mấy đoá thuỷ tiên…, − đã đi vào thơ văn. Vậy mà đến nay, giống này vẫn cứ luôn luôn là mặt hàng ngoại nhập, không gây giống được trên đất mình.
Chỉ dăm năm gần đây, trà mi các loại mới trở thành mặt hàng “đại trà” giá hạ dễ mua mà cũng tương đối dễ gây trồng, chứ cả một thời gian dài xưa kia, người chơi hoa xứ Bắc mình vẫn xem trà mi là giống rất hiếm quý. Đối với người Tây phương, trà mi (camélia) hình như cũng là loại hoa hữu danh; ta nhớ Dumas-Con (Dumas-fils, 1824-1895) đặt tên tác phẩm theo cái tên mà nữ nhân vật chính trong truyện được mệnh danh: La dame aux Camélias, ta vẫn dịch là Trà Hoa Nữ, tức là “Nàng Hoa Trà” vậy. Nếu ai có dịp đi lên các vùng từ vĩ độ 25o trở lên, ví dụ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…, sẽ thấy ở đó các loại trà mi có khi được trồng làm hàng rào, có khi được trồng làm cây vòm để cắt gọt cành là tạo thành những nấm xanh tròn nơi công viên, có khi chúng “tự mọc” gần như cây hoang, chẳng được chăm chút gì đặc biệt mà vẫn nở hoa suốt từ xuân qua hạ sang thu.
Có lần trong một công viên ở Sacramento (nơi đặt thủ phủ bang California, Mỹ), tôi ngạc nhiên nhận ra những cây mộc hương cao đến 4-5 mét nhưng lá và hoa thì vẫn với kích cỡ như lá hoa trên những cây mộc hương (aristoloche) thường được trồng trong các ngôi chùa làng xứ ta mà ta quen xem như loại cây bụi với chiều cao chỉ trên dưới 1 mét, và mùi hương thì hình như nồng hơn, trong trí nhớ của tôi. Vậy là mộc hương cũng có gốc từ xứ lạnh phương Bắc. Dẫu vậy, ở xứ ta nó lại được biết đến dường như kỹ lưỡng hơn. Tôi nhớ những năm 1960-70, thơ Xuân Diệu và Chế Lan Viên hay nhắc đến sắc thái lạ của hương hoa mộc.

Mùi hương đạm ấy sao nồng
Ngỡ khuất sau làn ngõ biếc
Trong hồn thơm mãi vào trong
“Đạm” (chứ không phải “đậm”) ngược với “nồng” (“nồng”= đậm đặc); nhưng ngược với “nồng” mà lại không hàm cái ý “loãng”, “nhạt”; “đạm” gần với “thanh”, nó như trạng thái tự đủ trong cái thưa thoáng của mình. Qua hương hoa mộc, Xuân Diệu và Chế Lan Viên dường như muốn phát hiện cho mình nét gì đó thú vị nơi những tâm hồn nương mình chốn cửa Phật.

Nhắc đến hoa xứ lạ, tôi lại nhớ cả chặng đường từ lúc mình ngẫu nhiên nghe thấy cái tên lạ “hoa sen núi” hay là “đại liên sơn” đến chỗ tìm biết cái tên đã có từ lâu của nó: “magnolia”, “mộc lan”. Chẳng là dạo hè 1998, lúc vào thăm một ngôi vườn cạnh nhà sáng tác Đà Lạt, tôi được chủ vườn chỉ cho những cánh hoa rụng đã gần khô của một giống cây nghe nói khi ấy vừa được tìm thấy trong vùng rừng quanh Đà Lạt mà người ta tạm gọi là “hoa sen núi”, lại thêm một định danh Hán Việt tân tạo hơi lủng củng nữa là “đại liên sơn”, cốt ghi lấy đặc điểm những cánh hoa màu trắng lớn cỡ cánh hoa sen mọc trên cây thân gỗ. Hai năm sau, cũng dịp cuối hè đầu thu, tôi có dịp thấy thứ cây hoa như vậy ở khắp vùng từ bắc đến nam California (Mỹ); bạn bè người Việt cho biết tên nó là magnolia và đã được dịch từ lâu ra chữ Hán là mộc lan, tên cây chữ Việt cũng phiên âm tên chữ Hán này. Nhà một bạn người Việt của chúng tôi ở San Jose nằm trên phố mang tên giống cây này: Magnolia Avenue, tức là “phố Mộc Lan”. Lần ấy, ngay khi trở về Hà Nội, tôi vội viết điều này lên báo, nhắn các chủ vườn Đà Lạt nên trở lại dùng cái tên mộc lan cho giống cây hoa mới phát hiện là có trong vùng rừng ven thành phố nói trên. Điều thú vị là một nhà báo, chị Phạm Tâm Hiếu, đã cho tôi biết rằng thứ cây hoa mà tôi tả trong bài báo in kèm ảnh chụp ấy, ngay ở Hà Nội cũng có. Cây thứ nhất chị trỏ tận nơi cho tôi là cây magnolia trong khuôn viên chùa Kim Liên gần khách sạn Thắng Lợi. Từ mùa ấy, năm nào tôi cũng đến ngắm cây ít ra một lần, nhất là vào đầu hè, hoa nở rộ, những cánh hoa lớn như cánh hoa sen, trắng muốt, hiện diện trên cành cây thân gỗ lá to dày, cũng là nét khác lạ; hoa của loài mộc lan này cũng có hương, một mùi hương chưa quen nên chưa dễ gọi tên. Dần dà tôi tìm thấy thêm những “địa chỉ mộc lan” mới ở Hà Nội: cây mộc lan vươn cao từ trong khuôn viên chùa Lý Quốc Sư, khá nhiều cành lớn đương đeo bầu chiết cây, hẳn để dành biếu tặng những thiền từ phật tự nơi khác. Một lần theo du thuyền Hồ Tây ghé phủ Tây Hồ, chúng tôi cũng gặp một cây mộc lan nhỏ đang trổ hoa được trồng bên tường phủ, chỗ gần bể thiêu hương (cây này ít lâu sau đã được đem tặng nơi khác). Trên đất Hà Nội ít ra cũng có chừng 5-6 cây mộc lan; lớn nhất có lẽ là 2 cây mộc lan trước cửa Câu lạc bộ Ba Đình; cuối hè 2003 tôi còn kịp vào xem hoa vài ngày trước khi cả hai cây được di chuyển đi đâu đó nhường đất cho việc xây dựng. Nhưng cây magnolia có màu lá xanh đậm nhất (trong số những cây này có ở Hà Nội) là cây trong khuôn viên sứ quán Đức mà khách qua đường Điện Biên-Trần Phú nhìn vào có thể nhận ra, nhất là vào mùa cây trổ hoa, dịp cuối xuân đầu hạ.[1]
Cũng một chuyện hoa có gốc gác xứ lạnh là chuyện mùa đông vừa rồi Đại sứ quán Nhật Bản tặng cây giống hoa anh đào cho Hà Nội. Nhìn gần những cây anh đào cao chừng nửa mét được trồng chính giữa bồn cây rộng kiêm giải phân cách giữa hai chiều đường Liễu Giai, tôi có cảm tưởng đã gặp loại cây này đâu đó trên đất Việt; có lẽ là Đà Lạt. Ở độ cao trên 1200 mét so với mực nước biển, giống cây này có vẻ phát triển tốt. Đến Đà Lạt vào mùa hè, không được thấy cây này nở hoa, ta chỉ thấy cây lá mỡ màng xanh tốt, cây cao chừng 5-6 mét, có cây đường kính thân lớn chừng vài ba chục phân, với lớp vỏ sần sùi đặc trưng cho các giống đào mận. Mấy bạn sống ở đây cho biết có năm thuận, hoa nở từng chùm lớn rất đẹp, đầu hè lại được một lứa quả, loại quả nhỏ cỡ đầu ngón tay, cuống dài, người ta đã thử ngâm rượu; thứ rượu có vị gần với rượu ngâm đào, mận, mơ ấy, tôi đã được nếm. Chưa biết giống đào ấy có chính cống là anh đào sakura không, nhưng nghe người ta nói thì đó cũng là giống từ Nhật Bản, được đưa đến trồng ở đây từ hồi những năm 1960 (gần đây báo chí gọi loại này là mai anh đào, cũng không cho thấy gì rõ ràng hơn). Dưới các góc vườn trong thành phố Đà Lạt nhìn kỹ có thể thấy những cây con nảy từ hạt quả “mai anh đào” rụng mùa trước; những cây con nom rất khó phân biệt với các cây mận cây mơ nảy từ hạt ở các vườn nhà ngoài Bắc. Có lẽ trồng cây từ hạt sẽ chậm có cây trưởng thành nên hầu hết các cây mai anh đào nhỏ đang được trồng quanh hồ Xuân Hương ở thành phố Đà Lạt hiện giờ có vẻ đều là cành chiết từ cây lớn. Ở thành phố trên cao nguyên này có lẽ sẽ không xa lắm để trở thành hiện thực cái hy vọng một ngày kia việc đến đây ngắm mai anh đào nở sẽ trở thành nội dung các tour du lịch. Còn ở Hà Nội, đợi chờ anh đào nở trên đường Liễu Giai có vẻ còn khá xa vời. Một nhà ngoại giao người Nhật nhận xét với báo chí rằng khí hậu Hà Nội khá khắc nghiệt đối với loài cây này (hẳn ông muốn nói tới trên sáu tháng nóng bức mà loài cây này di thực đến đây sẽ phải chịu đựng, thích nghi), nhưng ông và cả chúng ta nữa, đều mong những cây anh đào này sẽ sống sẽ lớn sẽ trổ hoa trên đất cũ Thăng Long.
Tiện thể tôi có nhận xét rằng các viên chức ngoại giao Nhật dường như khá chú ý đến chủng loại cây cối quanh khu họ ở. Dãy anh đào vừa nói trên nhìn thẳng vào cổng phía tây toà sứ quán; dọc phía đông khuôn viên toà sứ quán, bên trong tường rào được trồng các dãy cây ngọc lan, bên ngoài tường, dọc vỉa hè các phố Liễu Giai, Vạn Phúc được trồng khá nhiều cây hoàng lan; phía hè đường Vạn Phúc bên kia sứ quán, tình cờ chăng, có một gốc phượng vĩ hoa tím có lẽ là độc nhất ở Hà Nội, cùng một thứ phượng tím mà Nguyễn Quang Sáng đã đưa vào phim truyện, thứ phượng tím mà việc nhân giống thành công để trồng thành từng dãy trên phố Đà Lạt được báo chí đưa tin như một sự kiện văn hoá.
Chợt nhớ chuyện cuối thu năm nọ một thành phố nào đó dọc miền Trung phải cho chặt bớt các cây hoa sữa ở những đoạn mật đọ cây quá dày, mùi hoa nồng khiến người trong vùng không chịu nổi, tôi lại phải bừng tỉnh để xin nhắn các bạn Đà Lạt chớ có trồng phượng tím với mật độ quá dày quá thuần chủng trong một không gian hẹp. Vì sao ư? chả là vài bạn người Việt ở quanh vùng Los Angeles kể rằng ở một số đoạn đường trồng dày phượng tím, mùa hoa nở nhiều thì mùi hoa cũng gây phản cảm nặng cho khứu giác con người.
Tôi đang lan man về điều tôi cho rằng người xứ mình thích hoa cảnh xứ lạ. Sự ưa thích thiên lệch ấy có thể có lúc phải trả giá. Có một chuyện đã xảy ra với một người kinh doanh hoa cảnh cách nay vài ba năm, chừng như là vào đầu năm 2001, năm được coi là đích thực mở đầu thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ thứ ba tính theo lịch của đạo Thiên Chúa; anh bạn trẻ thuộc loại “lãng mạn hoa kiểng” ấy dám mua từ Vân Nam về Hà Nội dăm gốc mẫu đơn tiên. Người Trung Quốc coi loài này là chúa của các loài hoa. Nhiều thế hệ hoạ sĩ Tàu từng thả ngọn bút vẽ mê đắm của họ theo vẻ đẹp trùng phức rực rỡ của giống hoa này. Thưở nhỏ, xem những phiên bản tranh Tàu, tôi cứ nghĩ đấy là họ vẽ theo hoa thược dược (một loại cây thân rau dễ trồng) rồi mơ mộng phóng đại tầm mức các tầng cánh của bông hoa đó lên. Những năm 1980, một lần trong phòng khách một khách sạn dưới chân núi Alatau (Kazakhstan) có đỉnh tuyết phủ giữa mùa hè, tôi lần đầu tiên trong đời nhìn thấy một cành thân gỗ với một bông hoa lớn có lẽ của loài hoa ấy mà người ta cho tôi biết dưới cái tên tiếng Nga là “pion”. Mãi đến gần giao thừa hai thiên niên kỷ, được ngắm cây thật nụ thật hoa thật, tôi mới tin cái đối tượng mô tả của các hoạ sĩ Trung Hoa kia là loài có thật. Đây cố nhiên không phải thứ mẫu đơn vốn có ở xứ ta, loại mọc hoang được gọi là bông trang ( thơ Ý Nhi: …bông trang dại vào mùa chín đỏ…), loại trồng vườn gọi là mẫu đơn với hai màu thường gặp là đỏ hoặc trắng, gần đây người ta gây được (hoặc nhập về) giống mới hoa lớn đỏ thắm hơn lá xanh đậm hơn. Đây là một loài mẫu đơn khác, tiếng Anh gọi là peony, tiếng Pháp gọi là pivoine; thân gỗ, lá chia ba thuỳ gần giống lá thược dược, nụ hoa lúc sắp nở cũng hơi giống nụ thược dược, cánh hoa nở ra cũng tương tự cánh hoa thược dược nhưng không khuôn phép như loài hoa nở ra trên cây thân rau nọ. Tôi ngờ rằng cành mẫu đơn trong truyền thuyết mà chàng Từ Thức đền giúp nàng tiên giả dạng người trần đi hội chùa Tiên Du vô tình làm gãy, − là mượn uy danh “chúa hoa” của loài cây lạ kia chứ không phải hoa mẫu đơn thường gặp nơi các chùa hoặc vườn nhà xứ mình. Đó, xin nhắc lại, là hoa của một loài cây xứ lạnh, không chịu nổi môi trường từ vài chục độ trở lên. Sau Tết năm ấy tôi mới biết anh bạn nọ bị lỗ vốn khá lớn vì mấy gốc mẫu đơn tiên nọ; chúng nở rất mau tàn cũng rất mau, không kịp bán cho dù là những người chơi hoa hào phóng nhất; cây hoa cũng không sống được không gây trồng được ở đất này, tương tự giống thuỷ tiên vậy. Đành an ủi người bạn trẻ : vụ lỗ lã này âu cũng nên xem như một trả giá, một kỳ tích về …tình yêu hoa lạ!
***
Bây giờ xin trở lại nói chuyện cây lá quen thuộc xứ mình.
Chẳng rõ việc trồng cây ở đô thị đã trở thành việc làm có quản lý, ít nhiều có quy hoạch, là từ khi nào? Phải chăng là từ thời có các toà Đốc lý, tức chính quyền quản lý đô thị thuộc địa của người Pháp? Chẳng rõ những thứ cây đã thân thuộc với phố xá như phượng vĩ, khuynh diệp, sao đen…có phải là những giống nội địa? Hay chúng , giống như cau châu Phi, bao báp châu Phi…đã được địa vực hoá (localisation) vào xứ ta, với bàn tay của các nhà canh nông thực dân? Cây cối vốn dĩ vô tổ quốc, ở đâu thích nghi được là chúng tồn tại, tự biến đổi ít nhiều mà tồn tại. Cây bách tán hẳn không phải cây xứ nóng, nhưng giới kinh doanh hoa kiểng ở ta bảo rằng loại bách tán do các chủ vườn Nam Bộ trồng ươm bán ra mới là loại bách tán to đẹp.
Cho đến bây giờ, chẳng rõ giới quản lý đô thị đã hoàn toàn chủ động trong chuyện cây trồng trên phố? Kinh nghiệm cho thấy việc chọn cây trồng trên vỉa hè các loại đường, − không phải là việc dễ dàng để có thể tuỳ tiện. Cây dễ trồng, mau lớn, tán lá rậm, tưởng thích hợp với phố xá nhiều nắng nóng, nhưng xà cừ lại là đáp án gây thất vọng. Các loại đa và si thường đòi không gian lớn, − khoảng đất rộng để cắm và lan các loại rễ, không gian tầm thấp để buông cành phụ rễ chùm, không gian tầm cao để toả rộng cành lá, − cho nên không dễ để bị sắp đặt vào bất cứ đoạn vỉa hè nào. Thế mà cây trên phố, cây trong khuôn viên các dinh thự lớn lại phải là cây có thể tồn tại lâu dài, dáng vóc dễ coi. Những giống cây có thể trở thành cổ thụ như thế, đối với đô thị miền bắc như Hà Nội chẳng hạn, chỉ có thể kể đến sấu, muỗm, long não…Chẳng biết có phải vì bí vì thiếu hiểu biết hay vì liều, mươi năm gần đây người ta cho trồng trên nhiều hè đường đô thị hoá gấp gáp những giống cây vốn chỉ đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống đồi trọc, loại như keo tai tượng, keo lá chàm…, chỉ sau dăm ba năm cây đã già, đáng chặt đi để trồng mới rồi.
Trong chuyện thay cây trồng trên phố Hà Nội, có ai đó từng kể cho tôi một sự việc… ngoạn mục. Chả là đoạn đường Hùng Vương từ cuối những năm 1970 được nhất loạt trồng mới loại chò nâu lấy giống từ núi Nghĩa Lĩnh, Phú Thọ. Sau dăm bảy năm, không ít cây khô chết, người ta đồ chừng loại cây ấy không thích hợp với đất này. Những tìm kiếm lặng lẽ được tiến hành. Rồi một loại cây mới cũng lặng lẽ được đưa trồng thay những cây chò nâu khô chết. Ấy là một loại cây quen thuộc ở đất Nam Bộ: cây dầu nước. Điều ngoạn mục là cây dầu nước thoạt nhìn không khác gì cây chò nâu, chỉ nhìn kỹ mới thấy vòm lá xanh hơn và rậm hơn lại toả rộng hơn tuy ít vươn cao so với chò nâu; thử cầm hai chiếc lá chò nâu và dầu nước mà so đọ thì nếu không là chuyên gia chắc không thể nhận ra sự khác biệt. Đến bây giờ, chừng như cây dầu nước đang có mặt kề cận chò nâu ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh rồi!
Cùng trên đề tài chọn cây trồng trên hè phố, dọc các quốc lộ, tỉnh lộ…, tôi nhớ một lần được nghe một lý thuyết gọi là “bản địa hoá” cây trồng, theo đó, thay vì chọn trồng các giống cây từ xứ lạ theo kiểu “quốc tế hoá”, người ta khuyên nên chọn nhân giống và trồng ở vùng mình những loài cây từng có lâu đời tại mỗi địa phương. Chẳng biết thuyết này đúng tới đâu, nhưng nó xui tôi nhớ đến những loài chắc hẳn là vốn có từ lâu ở xứ mình. Cây ruối thuộc giống ruối đã có thể trở thành cổ thụ như ở Đường Lâm, Sơn Tây, không hiếm gì trong vùng Hà Nội; có ai tính trồng ruối làm cây trên hè đường? Cây thị với khả năng gợi liên tưởng tới tích Tấm Cám, liệu có thể cho nó đứng trên hè phố như từng đứng trong vườn trong làng? Cây hoa gạo hẳn là rất thích hợp để trồng ven các quốc lộ, tỉnh lộ, trồng cả cho những hè đường trên các phố rộng nữa, nhưng mấy chục năm nay, các sở nông lâm chưa bao giờ nhân giống cấp giống cây này. Tiết cuối xuân đi ra ngoại ô, thấy hoa gạo ngày một thưa vắng, ta bỗng vừa nhớ vừa lo. Lại chợt nhận ra rằng cây gạo bên Hồ Gươm có mặt trong những tấm bưu ảnh chụp từ cuối thế kỷ XIX nay vẫn còn đó nhưng già cỗi lắm rồi, thế mà quanh hồ chưa thấy có cây gạo nào khác được trồng thêm; nỗi lo đâu phải vô cớ? Có một lần ở một tiệm trà trên phố Bolsa (trong quận Cam, bang California, Mỹ), gặp một sư thầy người Việt vừa từ Paris qua Mỹ; vị tu hành trẻ này hỏi tôi: hoa gạo là hoa thế nào, cách trồng nó ra sao, có thể gởi hạt sang đây để trồng trên đất Cali này chăng? Chẳng ai dám bảo cây gạo hoa gạo (chữ Pháp kapokier, chữ Hán mộc miên) là của riêng đất mình, nhưng những gợi nhớ về các cuộc hành hương bất chợt gặp hoa gạo giữa đường, bóng cây hoa gạo cao cao đầu làng thấp thoáng trong các hồi ức quê hương…; thế thì việc người gốc Việt ở ngoài nước chọn hoa gạo để tạo một dấu hiệu quê hương cho vơi nỗi sầu xứ giữa nơi đất khách quê người, sự lựa chọn ấy hẳn không phải là vô lý.
Năm trước có một vài nhà báo nêu một việc mà các anh gọi là nạn “tàn sát lộc vừng”. Sự việc được các anh nêu từ thực tế miền Trung, nhưng ngay giữa Hà Nội ta cũng có thể thấy dấu hiệu của sự triệt phá và thu gom giống cây này, khi mà hằng ngày các chợ cây cảnh các xe đạp thồ bán tràn ngập các cỡ cây lộc vừng từ lớn tới nhỏ, khi mà các loại nhà hàng ăn uống ở khắp nơi trên đất Bắc hễ có khuôn viên rộng là trở thành nơi trưng ra chen chúc những “cổ thụ lộc vừng” với những thân gốc lớn khác thường, với hẩu hết các cành lớn bị cắt xén, cành nhỏ bị gọt tỉa…nếu có đẹp cũng là một cái đẹp tội nghiệp…Lộc vừng là giống chỉ có trong tự nhiên, chưa có sở nông lâm nào nhân giống cấp giống cây này; tất cả những cây lộc vừng hiện trở thành hàng hoá kia đều là bị khai thác từ mọi sườn đồi bờ suối các miền. Chiều theo thị hiếu thị dân, hầu hết các cây lộc vừng khai thác được đều bị ép xác lại thành “bonsai”, thu gọn vào chậu cảnh. Trong khi ấy các công viên có hồ ở Hà Nội chẳng hạn, lại rất hiếm chỗ có cây lộc vừng! Người ta thi nhau chụp ảnh, làm thơ về gốc lộc vừng cổ thụ bên Hồ Gươm, Cái gốc lộc vừng ba thân chĩa ra Hồ Gươm, sau khi Nguyễn Tuân mô tả mùa hoa “xuân thu nhị kỳ” của nó, phát hiện nó cho công chúng văn học trong một bài bút ký thời chiến; từ đó tới nay có biết bao người chụp ảnh làm thơ “ăn theo” nhà tuỳ bút họ Nguyễn, có điều họ đều quên nói với mọi người cái thực tế rằng đấy hầu như là cây lộc vừng độc nhất ở các công viên Hà Nội, rằng cây đó đã quá già. Trong khi lộc vừng ngày càng đầy chật trong mỗi tư gia thì ở các công viên dọc các đường phố vẫn khó thấy bóng lộc vừng. Đây là thứ cây của bờ suối đất phèn, cây của những bờ ruộng ngập nước đồng chiêm miền Bắc.
… “Con bói cá đậu cành lộc vừng rình con tép mại” − trong trí tôi thoảng nhớ câu thơ ai đó viết về đồng chiêm miền Bắc.
Có lần bạn tôi khoe chậu cây lớn lộc vừng vừa mua được, tôi nửa đùa nửa thật bảo: Nếu tôi có quyền, tôi sẽ cho thu mua tất cả các cây “bonsai” lộc vừng trong thành phố, giải phóng chúng khỏi khung chậu chật chội, đem trồng ven các hồ trong thành phố; dăm năm nữa, Hà Nội sẽ có thêm nhiều điểm công cộng ngắm hoa lộc vừng!
Được tiếng là thành phố nhiều cây xanh, nhưng ở Hà Nội hiện có quá ít chỗ công cộng được thiết kế dành cho người ta đến ngắm cây ngắm hoa, quá ít loài cây loài hoa được dành để ngắm nhìn nơi công cộng. Hình như chưa có công viên nào ở Hà Nội dám làm cái việc không đến nỗi khó là trồng thành một vùng chừng vài chục cây đào theo lối tự nhiên, nghĩa là không xén tỉa, tạo thành rừng nhỏ, để mùa hoa sẽ thành nơi cho du khách thưởng lãm, chụp ảnh. Trí tưởng tượng của các kỹ sư làm việc ở các công ty công viên có vấn đề chăng, hay có điều gì khác? Khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật từng có dăm bảy cây đào cổ thụ như thế, nhưng nay thì đã bị chặt bỏ hết rồi. Phong lan các loại, hoặc lấy từ rừng hoặc sản xuất từ các trang trại thì luôn luôn có bán đầy các chợ, nhưng người ta thường chỉ mua về bày ở nhà riêng phòng riêng, rất hiếm công viên công thự có trồng phong lan, dù có cây lớn, dư chỗ cho các loài phong lan rừng đeo bám. Trường hợp mấy chùm phi điệp tím nhạt mỗi mùa vẫn từ mấy cành gội cao buông xuống, như ở vườn Thư viện Quốc gia, có lẽ là chuyện ngẫu nhiên.
Ở xứ ta, đô thị đang tăng dần tỉ trọng về diện tích, về dân số. Không gian đô thị không phải là không gian làng xã; thiên nhiên, cây cối, tức là phần không gian tự nhiên, sẽ bị thu hẹp đáng kể trong không gian đô thị. Phải tổ chức ra sao cái không gian bị thu hẹp ấy để con người sinh ra và lớn lên trong các đô thị vẫn còn được giao tiếp, được thụ hưởng cái thiên nhiên tự nhiên dù đã bị thu hẹp kia? Điều mà các chuyên gia xây dựng và quản lý đô thị quan tâm theo cách của họ, suy cho cùng, cũng là mối bận tâm của người viết những dòng tản mạn này, cố nhiên, theo cách của mình.

                                                                                  Tuần đầu tháng Giêng 2004